12 December 2019

Lấy cái cũ làm đổi mới

Đảng CSVN hay nói đến "sự nghiệp đổi mới", làm như nó là một phát minh của đảng. Tại sao phải đổi mới? Có lẽ Hồ Chí Minh và Lê Duẩn đã lãnh đạo sai lầm, làm cho nhân dân không có đủ lương thực để ăn, văn hóa thì đơn điệu vì đảng độc quyền tuyên truyền, nên phải đổi mới. Ai là tác giả của chương trình "đổi mới" mà đảng khen nhiều như vậy? Hãy tìm hiểu một lĩnh vực của đổi mới: nông nghiệp.

Người Việt Nam làm ruộng đã hàng ngàn năm, họ biết làm ruộng lâu rồi chứ không phải nhờ các cán bộ Hợp tác xã dạy. Việc trồng trọt các loại cây khác và chăn nuôi gia cầm cũng vậy, loài người đã làm mấy ngàn năm trước khi có chủ nghĩa cộng sản.

Ngày xưa, các triều đình VN chia đất cho nông dân canh tác, hàng năm nông dân đóng thuế cho triều đình bằng thóc và tiền. Như đời nhà Lê, triều đình ra phép Quân điền, chia công thổ cho nông dân canh tác. Đời vua Lê Thánh Tông 1460-1497, ruộng Nhị đẳng điền hàng năm nộp cho triều đình 4 đấu thóc và 4 quan tiền cho mỗi mẫu ruộng.

Năm 1953 đến 1956, đảng CS tiến hành Cải cách ruộng đất, hơn 100 ngàn người bị giết và bị tù, chia đất cho nông dân cày cấy. Đó là một chính sách giai đoạn để đảng không bị mang tiếng cướp đất và được tiếng chia đất cho người nghèo. Hai năm sau, tháng 11 năm 1958, đảng ra quyết định xóa bỏ quyền sở hữu ruộng đất tư nhân và thay vào đó quyền sở hữu tập thể, nông dân bị ép buộc nộp lại đất cho các Hợp tác xã (HTX) do đảng CS lập ra và điều hành.

Đảng nói HTX sẽ sản xuất nhiều lương thực hơn, đời sống nông dân sẽ được nâng cao. Trên thực tế, HTX sản xuất ít lương thực hơn, không đủ để cung cấp cho người dân, đời sống nông dân đi xuống. Lý do thất bại là đảng CS áp đặt mô hình sở hữu tập thể trái với ý muốn của nông dân. Cán bộ điều hành HTX được chọn theo tiêu chuẩn là đảng viên CS mà không có khả năng chuyên môn về nông nghiệp, quản lý. Nông dân phải làm theo các quyết định của ban lãnh đạo HTX có khả năng kém. Cán bộ HTX tham nhũng, tính công điểm không công bằng, nông dân không muốn làm việc cực nhọc cho cán bộ hưởng.

Người nông dân làm việc trên cánh đồng, muốn có đủ gạo cho gia đình, HTX không chia đủ gạo thì nông dân phải xoay sở làm thêm những cái khác, không lẽ ngồi nhìn các con bị đói. Đảng viên CS làm việc trong văn phòng cũng được tính công điểm, họ còn lợi dụng quyền chức đưa bà con, dâu rể vào làm các việc nhẹ nhàng và có lợi trong HTX, số người không sản xuất tăng lên thì số gạo chia cho nông dân bị giảm xuống. Nông dân trồng thêm một chút gì thì bị hăm dọa là làm sai chính sách, còn cán bộ đem tư liệu sản xuất của HTX về làm việc riêng của gia đình họ thì không ai dám nói gì.

Đảng CS thường đổ lỗi rằng chính sách HTX bị thất bại là vì người nông dân còn đầu óc tư hữu, lo cho gia đình nhiều hơn HTX. Nhìn kỹ thì thấy là các cán bộ, đảng viên CS có đầu óc tư hữu nhiều hơn nông dân.

Tại miền Nam VN, Tổng thống Ngô Đình Diệm có chương trình Cải cách điền địa năm 1956, chính quyền mua đất của những người có trên 100 ha, bán lại cho nông dân mỗi hộ tối đa 5 ha, nông dân được trả góp trong nhiều năm. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có chương trình Người cày có ruộng năm 1970, chính quyền mua đất của những người có trên 15 ha, cấp phát miễn phí cho nông dân, 3 ha ở Nam phần và 1 ha ở Trung phần, mảnh đất này thuộc quyền sở hữu của nông dân. Xuất thân từ một gia đình nông dân, ngày ban hành luật Người cày có ruộng, ông Thiệu nói: Hôm nay là ngày vui sướng nhất của đời tôi.

Sau đó, sản lượng nông phẩm ở miền Nam tăng lên do nông dân được làm chủ mảnh đất của mình. Mặc dù đang có chiến tranh, nhiều vùng đất không canh tác được vì lý do an ninh, nhiều thanh niên rời đồng ruộng để vào quân đội, miền Nam đã sản xuất hơn 7 triệu tấn gạo trong năm 1974.

Sau 1975, nông nghiệp và việc mua bán nông phẩm ở miền Nam bị đặt dưới sự lãnh đạo của đảng CS giống như ở miền Bắc. Sản lượng nông phẩm và chăn nuôi gia súc đi xuống, không có đủ gạo và thịt cho người dân, nhân dân VN phải ăn độn với bo bo, khoai mì trong nhiều năm.

Năm 1985, Mikhail Gorbachev lên làm Tổng bí thư ĐCS Liên Xô. Ông đưa ra chương trình Perestroika và Glasnost (tái cấu trúc nền kinh tế và cởi mở về chính trị), các đảng CS đàn em được lệnh phải học tập hai chương trình này. Tháng 2 năm 1986, đại hội 27 đảng CSLX thông qua chương trình Perestroika và Glasnost, các đảng CS đàn em được lệnh phải làm theo. Tháng 12 năm 1986, đại hội 6 đảng CSVN thông qua một chương trình tương tự gọi là Đổi mới với sự hướng dẫn của các cố vấn LX.

Trong lĩnh vực "đổi mới" nông nghiệp, đảng CS bày ra những chữ mới như khoán hộ, khoán sản phẩm, thật ra là dần dần trả lại quyền tự chủ của nông dân. Người nông dân biết phải làm gì trên mảnh đất của mình, trồng cây gì, chăn nuôi con gì, làm việc như thế nào, và cuối năm đóng thuế cho nhà nước. Trả lại quyền tự chủ của nông dân không phải là một phát minh mới của đảng, nó chỉ trở lại cách sống trên đất nước VN trước khi đảng phá bỏ nó và bắt nông dân làm việc dưới sự kiểm soát của HTX.

Sau khi xóa bỏ các HTX của đảng, cũng người nông dân đó, ruộng đất đó, phương tiện đó, chỉ vài năm sau sản lượng nông phẩm tăng lên hẳn, cung cấp đủ gạo cho người dân, có dư gạo để xuất khẩu. Thật dễ dàng để thấy là nông dân VN làm nông nghiệp giỏi hơn đảng viên CS. Vậy mà đảng cứ nhảy vào đòi lãnh đạo, quản lý tất cả, làm cho nhân dân bị thiếu ăn hơn 30 năm.

Chương trình Tập thể hóa nông nghiệp của Stalin và đảng CS Liên Xô vào năm 1932 đã làm hơn 7 triệu người bị chết đói. Chương trình Công xã và Đại nhảy vọt của Mao Trạch Đông và đảng CS Trung Quốc vào năm 1958 đã làm hơn 35 triệu người bị chết đói. Hồ Chí Minh và đảng CS biết những chuyện đó nhưng vẫn làm theo lệnh của ông thầy LX và TQ, bắt buộc nông dân phải làm việc trong các HTX. Đảng CSVN không có khả năng nghĩ đến đổi mới, họ cũng không đổi mới vì thương người dân, họ chỉ làm theo lệnh của ông thầy Gorbachev ở bên Nga.

Nhìn cái gọi là "đổi mới" nông nghiệp, chúng ta thấy là nếu đảng CS không nhảy vào lãnh đạo các lĩnh vực khác như công nghiệp, văn hóa, giáo dục, chính trị, mà để người dân tự do phát triển thì xã hội sẽ tốt hơn nhiều. Đảng CS đụng vào nông nghiệp thì nhân dân đói, đảng để nông dân tự do sản xuất thì có dư lương thực xuất khẩu. Đảng đụng vào cái gì thì hư cái đó, đảng nên rút lui không đụng cái gì hết thì nhân dân vui mừng.

Trần Mai Trung
Tháng 12, 2019

26 November 2019

Bóng ma trong Đặc khu

Sau khi dự án Bauxite tây nguyên được tiến hành, đảng CS Trung Quốc bước sang kế hoạch khác. TQ muốn thực hiện những dự án có lợi cho TQ tại VN, nhưng TQ không muốn trả tiền, họ muốn đảng CS Việt Nam đi vay nợ các số tiền lớn để thực hiện cho họ. Một điều đáng buồn là không ít đảng viên CSVN lại chấp nhận làm cái việc vô lý này.

Năm 2011, cố vấn TQ chỉ đạo Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh là Phạm Minh Chính làm đề án Xây dựng hai đơn vị kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Móng Cái. Sau đó, với sự vận động của ĐCSTQ, tháng 10 năm 2012 Bộ chính trị ĐCSVN ra thông báo ủng hộ đề án đó.

Chính đi du học kỹ sư xây dựng tại Romania năm 1976, 7 năm sau mới học xong. Chính người Thanh Hóa, cùng tỉnh với Lê Khả Phiêu, Hoàng Ngọc Nhất. Năm 1996, Phiêu là Thường trực Bộ chính trị, Phiêu cho gọi Nhất là Giám đốc côn an Thanh Hóa về làm Thứ trưởng Bộ côn an. Nhất cho gọi Chính đang ở Romania về làm việc cho Nhất. Mấy năm sau, Nhất bị mất chức vì dính líu đến Năm Cam (trùm xã hội đen Hồ Chí Minh). Chính đổi chủ mới, theo phe Nguyễn Tấn Dũng. Tháng 4 năm 2007, Dũng phong cho Chính làm Thiếu tướng côn an mặc dù Chính không xuất thân là sĩ quan côn an và làm việc ở Bộ côn an mới 10 năm. Tháng 8 năm 2011, với sự "giới thiệu" của Đại sứ TQ tại VN, Chính được chuyển từ Bộ côn an về làm Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh, Chính lại có chủ mới và con đường Đặc khu bắt đầu từ đó.

Việc làm đầu tiên của Chính ở chức Bí thư tỉnh ủy là thông qua đề án hai đặc khu Vân Đồn, Móng Cái. Cố vấn TQ đã chỉ đạo sát sao kế hoạch đặc khu. Tháng 8 năm 2012, Chính và một đoàn cán bộ sang TQ học tập về đặc khu tại CCSEZR (Trung tâm nghiên cứu đặc khu TQ). Tháng 1 năm 2013, các cán bộ CCSEZR sang VN hướng dẫn Chính và các cán bộ Quảng Ninh về những chi tiết của đặc khu. Tháng 8 năm 2013, các cán bộ CCSEZR sang VN chỉ đạo tổng kết đề án và chuẩn bị hội thảo. Tháng 3 năm 2014, CCSEZR bỏ tiền ra tổ chức Hội thảo về đặc khu tại Hạ Long, Quảng Ninh. Tháng 12 năm 2014, Dũng ra quyết định về tổ chức đặc khu Vân Đồn.

Chính làm việc tích cực cho dự án Đặc khu, các cố vấn TQ và Chính có quan hệ "đặc biệt". Chủ nhiệm CCSEZR Đào Nhất Đào gọi Chính là "người bạn cũ của CCSEZR", và khi đến CCSEZR học tập về đặc khu Chính nói "tôi có cảm giác ấm áp như trở về nhà, được gặp lại những anh chị em trong gia đình". Giống như Chính đã có liên lạc với TQ trong thời gian ở Bộ côn an, trước khi về Quảng Ninh. Tháng 1 năm 2016, Chính được sắp xếp vào Bộ chính trị và Trưởng ban tổ chức ĐCSVN.

Chỉ 9 năm từ lúc được Dũng phong làm Thiếu tướng, Chính được vào Bộ chính trị và là Trưởng ban tổ chức của đảng. Chính lên chức thật nhanh và cũng có nhiều dấu hỏi. Sự kỳ lạ này cũng đặt nghi vấn về tính độc lập của đảng CSVN.

Dựa vào Thông báo ủng hộ của Bộ chính trị và Quyết định về tổ chức của chính quyền CSVN, năm 2016 tỉnh Quảng Ninh đi vay nợ Trung Quốc 1,8 tỉ USD (40.000 tỉ đồng VN) để làm giai đoạn 1 của đặc khu Vân Đồn (người trả nợ là nhân dân VN).

Lúc bấy giờ, dự án Đặc khu chưa được thông báo rộng rải, nhân dân VN không biết để có phản ứng. Thấy không có đảng viên nào trong đảng CSVN đứng lên phản đối, cố vấn TQ làm tới, họ muốn mở rộng kế hoạch và thành lập 3 đặc khu tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong (gần Nha Trang) và Phú Quốc. Với sự vận động của ĐCSTQ, tháng 3 năm 2017 Bộ chính trị ĐCSVN ra kết luận đồng ý việc thành lập 3 đặc khu đó.

Vốn đầu tư cho dự án Đặc khu ước tính là 1,5 triệu tỉ đồng (70 tỉ USD) và người trả tiền là nhân dân VN. Theo kinh nghiệm trong quá khứ thì số tiền đó sẽ bị đội lên thêm nữa.

Theo chỉ đạo của cố vấn TQ thì mỗi đặc khu sẽ có Ban điều hành với rất nhiều quyền lực:

- Lập pháp: có quyền ra các luật lệ riêng cho đặc khu.
- Tài chánh: có ngân sách riêng; có quyền thâu, chi, vay tiền; định mức thuế hay miễn/giảm thuế cho các công ty; có quyền chọn thầu, ký hợp đồng thương mại.
- Lao động: có quyền thâu tuyển công nhân viên (số lượng và từ đâu), bổ nhiệm nhân sự, ký hợp đồng lao động.

Tại các nước cộng sản thì đảng CS chỉ huy toàn diện, chính quyền nằm dưới sự lãnh đạo của đảng, quốc hội là bù nhìn. Khi hai nước CS có vấn đề với nhau thì hai đảng CS gặp nhau thảo luận và giải quyết với nhau là xong. Nhưng năm 1989 nhân dân các nước CS ở Đông Âu vất bỏ cộng sản và đi theo thể chế dân chủ đa đảng, các chính phủ mới không công nhận những cam kết giữa các đảng CS. Từ đó, trong quan hệ TQ-VN, những vấn đề liên quan đến chủ quyền, biên giới, tiền bạc, v.v. đảng CSTQ bắt buộc đảng CSVN phải đóng kịch thông qua chính quyền và quốc hội, để một ngày trong tương lai Việt Nam có dân chủ đa đảng thì nhân dân VN vẫn bị vướng mắc những ký kết của chính quyền CS và quốc hội CS.

Tháng 5 năm 2018, Quốc hội CSVN đưa ra dự luật Đặc khu theo lệnh của đảng CS. Chủ tịch quốc hội Kim Ngân nói công khai "Bộ chính trị đã quyết định rồi, Quốc hội phải ra luật", để buộc nhân dân VN và con cháu chịu trách nhiệm cho dự án.

Tháng 6 năm 2018, mấy trăm ngàn người dân VN đã xuống đường biểu tình phản đối dự luật Đặc khu và An ninh mạng. Các cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra tại nhiều nơi trên đất nước như Hà Nội, Sài Gòn, Bình Thuận, Bình Dương, v.v. Nhân dân VN đã can đảm lên tiếng cho tương lai dân tộc, không chấp nhận các ký kết vô trách nhiệm của đảng, chính quyền, quốc hội CSVN với nước ngoài.

Đảng CS đã khinh thường nhân dân, cố ý biện bạch là dự luật Đặc khu không có một chữ Trung Quốc tại sao chống. Đảng CS hãy cho mọi người biết quốc gia nào, công ty nào đòi hỏi phải có đặc khu mới vào đầu tư? Không ai nghe nước Nhật, Nam Hàn, Mỹ, Pháp đòi hỏi có đặc khu. Công ty Samsung của Nam Hàn đang thâu dụng hơn 100 ngàn nhân viên VN không cần đặc khu. Nếu có đặc khu, công ty Samsung có sẽ đóng cơ sở tại Thái Nguyên và chuyển vào đặc khu để được hưởng các ưu đãi? 60 ngàn người dân Thái Nguyên sẽ bị mất việc làm. Nhiều hãng xưởng khác cũng sẽ làm như vậy? Rất nhiều công nhân VN sẽ bị mất việc làm. Hay là người dân VN phải rời gia đình vào ở trong đặc khu để có việc làm. Hoặc là các công ty trong đặc khu sẽ tuyển dụng công nhân viên từ bên kia biên giới?

Có thể nói hầu hết vốn đầu tư cho dự án Đặc khu là vay nợ từ TQ. Theo đúng quy trình người chi tiền có quyền quyết định thì các cố vấn TQ sẽ ở đó để chỉ huy, nhưng họ sẽ không xuất hiện công khai, họ sẽ như những bóng ma đứng trong bóng tối chỉ đạo Ban điều hành đặc khu. Ban điều hành sẽ là những đảng viên CS có mặt mũi Việt Nam nhưng ăn tiền và làm việc cho cố vấn Trung Quốc.

Trước sự phản đối của nhân dân VN, đảng CS phải hoãn dự luật Đặc khu. Có người nói là đảng CS nhìn thấy nhân dân đúng và làm theo ý muốn của nhân dân. Nhưng sau đó đảng CS lại bắt giam hàng ngàn người dân đã phản đối Đặc khu và gọi họ là "thế lực thù địch". Nhìn kỹ những người bị bắt thì họ là nông dân, ngư dân, công nhân, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, chưa từng ra nước ngoài, họ là nhân dân đúng nghĩa nhất. Thông thường, chúng ta ca ngợi những người yêu nước, đảng CS lại bắt những người yêu nước vào tù, đảng CS hiện rõ là thế lực thù địch của nhân dân VN.

Nhân dân đã nhiều lần phản đối Đặc khu, phản đối An ninh mạng, nhưng đảng CSVN vẫn muối mặt làm theo ý muốn của quan thầy TQ. Với sự chỉ đạo của cố vấn TQ, đảng CSVN vẫn tiếp tục kế hoạch đặc khu, chỉ khác là nó được tiến hành nhiều bước. Bước một là thành lập Khu kinh tế có Ban điều hành riêng biệt. Sau đó, lừa những lúc nhân dân không để ý thì tăng dần quyền lực của nó lên, mục đích cuối cùng vẫn là Đặc khu. Đảng sợ TQ, đảng xem trọng TQ hơn nhân dân VN, đảng CS Việt Nam trở thành một bộ phận của đảng CS Trung Quốc, làm việc cho quyền lợi của ngoại bang.

Trần Mai Trung
Tháng 11, 2019

12 November 2019

Những nhà máy chạy bằng than đá

Mấy năm nay, các chuyên viên thường than phiền là những dự án của Trung Quốc tại Việt Nam không có kỹ thuật cao, mau hư hỏng, gây ô nhiễm môi trường. Các dự án này không phải là viện trợ cho không, mà đảng CSVN đã vay nhiều tiền để trả cho nó. Kỹ thuật của TQ không cao bằng các nước Âu Mỹ, mà ngay cả so sánh với các dự án tại TQ thì các dự án của TQ tại VN có chất lượng thấp hơn hẳn. Tại sao ?

20 năm qua, nền kỹ nghệ TQ phát triển nhanh chóng. Nó tạo ra nhiều của cải vật chất và việc làm, nhưng cũng thải ra nhiều chất độc làm ô nhiễm môi trường. TQ bị cai trị bởi đảng CS độc tài, không chấp nhận các ý kiến phản biện. Những lời kêu gọi phải kiểm soát và dẹp bỏ các nhà máy gây nhiều ô nhiễm bị để ngoài tai, bị xem là chống lại chính sách của đảng CS. Các quan chức CS không có khả năng chuyên môn để thấy được vấn đề, họ cũng không quan tâm đến hàng triệu người dân bị ảnh hưởng xấu của nhà máy.

Phải đợi đến ngày người đảng viên CS và con cháu họ khi bước ra đường thì thấy hít thở khó khăn, mắt bị cay, da bị ngứa, thì họ mới hiểu được nỗi khổ của hàng triệu người dân ở gần nhà máy phải chịu đựng trong nhiều năm qua. Bị ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mình, đảng CSTQ mới chịu nghe vài ý kiến phản biện, một nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường là việc đốt than đá để chạy các nhà máy. Hàng năm, TQ tiêu thụ nhiều than đá bằng tất cả các nước khác cộng lại, và các nhà máy sắt thép, nhiệt điện, xi măng là tai hại nhất.

Năm 2007, Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo thông báo các qui định môi trường chặt chẽ hơn, hủy bỏ trợ cấp cho các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Tháng 9 năm 2013, nhà cầm quyền TQ ra kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường, giảm bớt tiêu thụ than đá, từng bước đóng cửa các nhà máy gây nhiều ô nhiễm. Các máy móc và nguyên vật liệu cho các nhà máy sắt thép, xi măng, nhiệt điện chạy bằng than đá đứng trước nguy cơ phá sản, trở thành đống sắt vụn.

Một sự trùng hợp "ngẫu nhiên", đầu tư của TQ vào VN trong khoảng thời gian này tăng mạnh ở các ngành sắt thép, xi măng, nhiệt điện. Như là nhà máy thép khổng lồ Formosa tại Hà Tĩnh, TQ làm tổng thầu cho 23 dự án xi măng, 15 dự án nhiệt điện như nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân tại Bình Thuận. Chúng lại có mẫu số chung là chạy bằng than đá.

Trong khi các quốc gia khác rời bỏ than đá thì đa số các dự án công nghiệp tại VN trong 10 năm qua lại chọn chạy bằng than đá. Nó nhiều đến nỗi VN phải nhập cảng rất nhiều than đá để chạy các nhà máy (và làm ô nhiễm đất nước). Trong 5 tháng đầu năm 2019, VN đã nhập cảng hơn 17 triệu tấn than đá, trị giá khoảng 1,65 tỉ USD (35.000 tỉ đồng VN). Sự trùng hợp không còn là "ngẫu nhiên", những gì TQ sắp cấm hay không dùng nữa thì được đem sang VN.

Trong khi nhân dân VN không muốn những dự án gây ô nhiễm môi trường thì đảng CSVN đi vay nhiều nợ để mua chúng về. Tại sao các quan chức ĐVCS lại làm vậy? Câu trả lời là vì quyền lợi cho cá nhân họ. Các công ty TQ hứa hẹn sẽ giúp họ lên chức qua đường dây của đảng CS Trung Quốc. Các công ty lại quả (hối lộ) những số tiền lớn để các quan chức đảng viên CSVN ký vay những món nợ lớn hơn 10 lần. Các món nợ này không phải trả bây giờ. 20 năm sau, con cháu của nhân dân sẽ phải trả.

Quan trọng hơn là vấn đề sức khỏe của người dân. Nhiều năm qua, hàng triệu người dân sống gần 20 nhà máy nhiệt điện, thép Formosa, bauxite Tây nguyên, than phiền là không khí bị ô nhiễm bụi than, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, nhất là trẻ em. Theo thống kê, 20 nhà máy nhiệt điện đã thải ra hơn 15 triệu tấn tro than và xỉ trong năm 2016. Một số không được xử lý nhanh và đúng đã bay vào không khí, và sau đó đi vào lá phổi của người dân. Nếu tính thêm các nhà máy thép, xi măng, phân đạm thì ghê gớm hơn nữa. Nhiều năm trôi qua, đảng CS vẫn làm lơ, không chia sẻ sự đau khổ của nhân dân, tình trạng ô nhiễm vẫn tiếp tục.

Những nhà máy chạy bằng than đá là một thí dụ cho thấy tính tham lam, ích kỷ và vô cảm của các đảng viên cộng sản. Họ đem những cái xấu về cho đất nước, họ không có khả năng giải quyết các khó khăn của nhân dân, họ hành xử theo kiểu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Đảng cộng sản đã gây ra quá nhiều lỗi lầm, tính chính danh đã mất, không được phép độc quyền lãnh đạo để tiếp tục làm khổ nhân dân. Chúng ta muốn thay đổi.

Trần Mai Trung
Tháng 11, 2019

15 October 2019

Bị cướp nồi cơm

Thông thường khi người dân được độc lập, được trở về đất mẹ thì vui mừng. Năm 1997, chính quyền Anh quốc trả Hong Kong (HK) về cho Trung quốc (TQ) khi hết hạn thuê 99 năm. Người ta thấy một thiểu số nhỏ người HK vui mừng nhưng đa số người HK lo âu. Tìm hiểu thêm thì thấy nhu cầu cuộc sống không dừng lại với hai chữ độc lập, người dân muốn có tự do, cơm áo, nhân phẩm.

HK có chính sách "một quốc gia, hai chế độ" đến năm 2047. Nhưng trên thực tế, Trưởng đặc khu HK là do chính quyền CS Bắc Kinh chỉ định. Hội đồng Lập pháp HK thì bị đảng CS sắp xếp để những người do nhân dân HK bầu lên sẽ không có đa số, không thể thay đổi luật lệ. Đảng CSTQ xóa bỏ các phương tiện hòa bình để người dân HK thay đổi cuộc sống của mình, chính nó đã đẩy nhân dân HK phải dùng các phương tiện không hòa bình để thay đổi xã hội.

Bắt đầu là phản đối dự luật Dẫn độ với TQ. Ngày nay, nhân dân HK đòi hỏi: Không bôi nhọ cuộc biểu tình ngày 12 tháng 6 là "bạo loạn"; Thả những người bị bắt giam vì biểu tình; Điều tra sự tàn bạo của cảnh sát; Trưởng đặc khu HK từ chức, nhân dân HK sẽ bầu cử trực tiếp chức vụ Trưởng đặc khu và Hội đồng Lập pháp. Đó là những đòi hỏi chính đáng của nhân dân HK và nên được tôn trọng.

Mặc dù là thuộc địa của Anh quốc, người dân HK có mức sống kinh tế cao, guồng máy điều hành rỏ ràng, âm nhạc phim ảnh phát triển. Người dân ở lục địa TQ có mức sống thấp hơn, có ít tự do, guồng máy chính quyền tham nhũng. Cho nên khi nhân dân HK xuống đường đòi tự do dân chủ, bị một số mất mát, thì một số người tiếc rẻ nói là "tự đập nồi cơm". Có đúng không ?

Năm 1975, cuộc sống khó khăn và bị phân biệt đối xử của người dân miền Nam VN, những cánh đồng chết ở Kampuchea, đã khiến mọi người ghê sợ chế độ cộng sản. Đảng CS đến tịch thu ruộng đất, hãng xưởng của người dân, sau đó vào nhà người ta kiểm kê vàng bạc và lấy đi tỉnh bơ. Người miền Nam không đập bể nồi cơm thì bị cướp mất nồi cơm, mất luôn tự do và nhân phẩm, mấy triệu người phải bỏ quê hương mà chạy sang nước khác. Nhân dân HK không muốn cũng bị như vậy nên đã cương quyết xuống đường.

Anh quốc rời đi, đảng CSTQ sẽ đến cai trị HK, thế hệ thanh niên HK đã không chọn điều này mà bị ép nhận từ thế hệ đi trước. Một số người TQ tự hào là nước họ hùng mạnh, vậy người dân HK có muốn làm người TQ không? Một điều đáng buồn cho đảng CSTQ là đa số người dân HK không muốn làm người TQ dưới sự lãnh đạo của đảng CS. Nếu muốn biết ý dân như thế nào, hãy tổ chức bầu cử tự do thì sẽ thấy, nhân dân HK không muốn sống chung với "đất mẹ cộng sản".

Có những cái mà ngồi chờ đợi sẽ không có, phải trả giá đắt mới có, như là Tự do. Mấy triệu người dân VN đã đánh đổi mạng sống trên biển để có tự do ở nước khác, muốn có tự do ngay trên quê hương mình thì khó hơn nữa. Nhân dân HK đang có một chọn lựa khó khăn, thế hệ này hi sinh mất mát để có tự do và nhân phẩm cho chính mình và các thế hệ sau, hoặc là ngồi chờ đảng CSTQ đến cai trị, người dân sẽ phải làm theo lệnh của đảng viên CS, phải sống với tệ nạn tham nhũng, người nào phát biểu không thích cộng sản độc tài thì bị xem là chống chính quyền, bị bắt vào tù. Nếu là bạn thì bạn chọn cái nào ?

Mặc dù ở hoàn cảnh khó khăn hơn, bị đảng CS trực tiếp kiểm soát, thanh niên VN vẫn chia sẻ những suy nghĩ của thanh niên HK. Có những người đứng lên đòi tự do ngôn luận, tự do lập hội, nhiều người đã bị đảng CS bắt vào tù và nhiều người đang bị tù, thanh niên VN vẫn tiến tới. Hàng trăm ngàn người đã xuống đường phản đối giàn khoan HD 981 xâm phạm lãnh hải VN, phản đối dự luật Đặc khu bán nước, luật An ninh mạng của Tàu, và sẽ tiếp tục cho đến khi nhân dân thật sự làm chủ đất nước.

Dân số HK là 7 triệu người, có những cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ lên đến hơn 1 triệu người, các kỹ thuật đấu tranh mới của thanh niên HK đã làm thế giới ngạc nhiên, thanh niên VN đang theo dỏi để cập nhật phương pháp đấu tranh của mình. Chế độ cộng sản trên thế giới đang ở giai đoạn cuối trong chu kỳ của nó, các đóm lửa tự do đang cháy nhiều nơi, khi có cơn gió mạnh thì sẽ bùng lên. Cơn gió đã thổi qua Ba Lan, Đông Đức, các đóm lửa đã bùng lên đốt cháy chế độ cộng sản. Cơn gíó mạnh sẽ thổi tới Việt Nam.

Chúc các bạn Hong Kong sẽ đòi được tự do, dân chủ.

Trần Mai Trung
Tháng 10, 2019

01 October 2019

Cuộc tháo chạy vĩ đại !

Hoa Kỳ (HK) và Trung Quốc (TQ) bình thường hóa quan hệ vào năm 1979, từ đó việc buôn bán giữa hai nước tăng lên rất nhiều. HK thường mua từ TQ nhiều hơn là bán vào TQ, sự chênh lệch lên đến hàng trăm tỉ USD mỗi năm. HK muốn có sự cân bằng trong việc buôn bán với TQ nhưng không đạt được. Tháng 3 năm 2018, Tổng thống HK Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thương mại với TQ. Tháng 5 năm 2019, Chủ tịch TQ Tập Cận Bình kêu gọi người dân TQ chuẩn bị cuộc Vạn lý trường chinh mới. Vậy cái Vạn lý trường chinh củ là cái gì ?

Năm 1931, Mao Trạch Đông làm Chủ tịch khu xô viết Giang Tây. Trong thời gian này, BCH trung ương ĐCSTQ đang đóng tại Thượng Hải bị Tưởng Giới Thạch truy lùng. Tổng bí thư ĐCSTQ Bác Cổ quyết định rút lui về khu Giang Tây của Mao. Đầu năm 1934, quân đội Quốc dân đảng tấn công vào Giang Tây để bắt BCH trung ương ĐCS. Sau mấy tháng đánh nhau, 50 ngàn quân CS bị tử trận, ĐCS đứng trước nguy cơ bị thua. BCH trung ương ĐCS quyết định rút lui về vùng Tây Bắc TQ, gần biên giới Liên Xô. Mấy năm sau, ĐCS gọi cuộc rút lui này là "vạn lý trường chinh vĩ đại".

Cuộc rút lui kéo dài từ tháng 10 năm 1934 đến tháng 10 năm 1935. Nó bắt đầu từ khu Giang Tây và kết thúc tại Diên An (tỉnh Thiểm Tây). Khi đi, có hơn 86 ngàn người. Khi đến, có dưới 7 ngàn. Các binh sĩ CS tham gia cuộc rút lui thì 10 người đi, có 9 người chết, còn 1 người tới được đích. Nên nhân dân TQ và các binh sĩ gọi đây là Cuộc tháo chạy thảm hại. Giới lãnh đạo ĐCS thì khác hẳn, hầu hết tới được đích, tức là 10 lãnh đạo đi, có 1 lãnh đạo chết, còn 9 lãnh đạo tới được đích. Nên đảng CSTQ gọi cuộc rút lui này là Chiến thắng vĩ đại.

Chỉ huy cuộc rút lui là bộ ba: Tổng bí thư ĐCS Bác Cổ, Tư lệnh hồng quân TQ Otto Braun, Chủ tịch ủy ban Quân chính Chu Ân Lai. Bác Cổ được huấn luyện làm cán bộ CS tại Liên Xô (LX) lúc 19 tuổi, được ĐCSLX sắp xếp làm TBT đảng CSTQ năm 1931 lúc 24 tuổi. Otto Braun là cán bộ CS người Đức, có tên Tàu là Lý Đức, được ĐCSLX gởi sang làm Tư lệnh hồng quân TQ. Chu Ân Lai đã sống 4 năm ở Pháp, năm 1924 Lai đi sang LX để được huấn luyện trước khi về nước, sau này Lai làm Thủ tướng TQ.

Trên đường rút lui, các sĩ quan và binh sĩ phải dậy lúc 5 giờ sáng, nhổ trại, ăn sáng, đi trước mở đường. Các lãnh đạo thì dậy lúc 9 giờ, điểm tâm sáng đã được các đầu bếp làm sẵn. Tất cả binh sĩ đều đi bộ, nhưng các lãnh đạo thì đi bộ không quen, đi bộ thì bị đau (?) nên họ được nằm trên cáng để các binh sĩ khiêng đi. Ở những đoạn lên núi qua sông khó khăn thì các binh sĩ phải cõng họ trên lưng. Trên đường chạy trốn mà phải khiêng cáng cho lãnh đạo nằm thì làm sao chạy nhanh được, và đó là một thảm họa.

Tình báo Quốc dân đảng (QDĐ) nắm được kế hoạch rút lui của ĐCS, QDĐ sắp đặt một trận phục kích lớn tại sông Tương Giang vào cuối tháng 11. Nếu như đội hình gọn nhẹ thì đoàn quân có thể nhanh chóng qua sông, tổn thất ít hơn, nhưng vì đem theo nhiều đồ đạc và phải khiêng các lãnh đạo nằm cáng nên tốc độ hành quân bị chậm. Có mấy đội quân đánh thoát ra được thì phải quay lại để cứu đoàn cán bộ trung ương, mà đoàn trung ương thì nặng nề và chậm chạp. Đến khi đoàn quân thoát được ra ngoài thì 50 ngàn quân CS đã bị hi sinh trong trận phục kích này.

Sau thất bại Tương Giang, Bát Cổ và Lý Đức bị mất uy tín, Mao giành quyền chỉ huy cuộc rút lui. Nồi niêu soong chảo làm bếp được vứt bớt cho nhẹ, nhưng các lãnh đạo thì vẫn nằm trên cáng để binh sĩ khiêng đi. Kế hoạch rút lui bị lộ, quân đội QDĐ chận đường đi lên phía Bắc. Mao dẫn đoàn quân đi đường vòng qua phía Tây, đi qua các đồng cỏ hoang gần Tây Tạng, rồi vượt qua các ngọn núi tuyết giá phía Bắc để đi tới Thiểm Tây. 30 ngàn binh sĩ đã hi sinh trên hành trình gian khổ này, Vạn lý trường chinh kết thúc.

Tại căn cứ Diên An, Mao tiếp tục tranh giành quyền lực với các đồng chí CS. Năm 1943, Mao lên chức Chủ tịch ĐCSTQ. Năm 1945 đệ nhị thế chiến chấm dứt, nhiều vũ khí thay vì đem cất vào nhà kho thì LX viện trợ cho ĐCSTQ. Cán cân quân sự thay đổi, bây giờ quân đội CS có nhiều vũ khí tối tân hơn quân đội QDĐ. Bốn năm sau, ĐCS làm chủ TQ.

Rút lui được, chạy trốn được thì gọi là chiến thắng. Binh sĩ bị chết rất nhiều để cho các lãnh đạo chạy trốn được thì gọi là chiến thắng vĩ đại. Chỉ có ban Tuyên truyền của đảng CS có đủ tráo trở để nói như vậy.

Tập Cận Bình muốn một cuộc Vạn lý trường chinh (VLTC) mới. Các lãnh đạo đảng có muốn không? Các binh sĩ có muốn không? Nhân dân TQ có muốn không? Nhìn lại cái VLTC củ thì các lãnh đạo sẵn sàng, vì họ được phục vụ tốt trên đường chạy trốn, sau đó chiếm được các chức vụ cao trong chính quyền. Nhân dân và các binh sĩ thì thấy bị mất mát rất nhiều nên không muốn, hi vọng không bị đảng CS kéo vào con đường trường chinh đau khổ.

Trần Mai Trung
Tháng 10, 2019

17 September 2019

Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh.

Việt Nam nằm cạnh Biển Đông, có nhiều tài nguyên và tôm cá, đó là tài sản của tổ tiên để lại cho chúng ta, và thế hệ này phải giữ gìn cho con cháu mai sau.

Năm 1973, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam bắt đầu chương trình khai thác dầu khí tại Biển Đông. Cuối năm 1974, các công ty dầu hỏa khoan thử các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng, Hồng, Dừa, Mía. Dự tính sẽ khai thác thương mại vào năm 1977, lợi nhuận được chia 50/50. Tháng 4 năm 1975, chính quyền VNCH không còn, chương trình khai thác dầu khí tạm ngưng.

Năm 1982, Liên Hiệp Quốc đưa ra Công ước về Luật biển (United Nations Convention on the Law of the Sea - UNCLOS). Đến năm 2016, 167 quốc gia đã ký tham gia Công ước UNCLOS 1982, trong đó có Việt Nam và Trung Quốc. Công ước quy định nhiều điều lệ về biển, như vùng lãnh hải 12 hải lý (22 km), vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (360 km), định nghĩa về Thềm lục địa.

Nga Xô tìm lại được mỏ Bạch Hổ vào năm 1984, đây là mỏ dầu lớn nhất VN, Việt - Nga hợp tác khai thác mỏ này đến ngày nay vẫn còn. Chương trình khai thác dầu khí tại Biển Đông được khởi động trở lại, các mỏ Sư Tử (Đen, Vàng, Trắng, Nâu), Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, ... lần lượt được khai thác với nhiều công ty khác nhau.

Năm 2012, TQ xây dựng được giàn khoan dầu trên biển Hải Dương 981, với chi phí 1 tỉ USD. Từ đó TQ hung hăng tìm kiếm mỏ dầu để khoan, gia tăng áp lực đòi độc quyền hợp tác khai thác trong vùng biển VN.

Khu vực mỏ Cá Rồng Đỏ của VN. Tháng 7 năm 2017, công ty Repsol của Tây Ban Nha thông báo tìm ra mỏ khí đốt lớn tại lô 136/03 ở bãi Tư Chính. TQ áp lực VN không được khai thác với Repsol. Đảng CS Việt Nam tuân lệnh đảng CS Trung Quốc, yêu cầu Repsol ngừng khoan mỏ này. Tháng 3 năm 2018, Repsol tìm ra mỏ dầu khí lớn tại lô 07/03 ở bãi Tư Chính. TQ lại cấm VN khai thác với Repsol, đảng CS Việt Nam lại tuân lệnh đảng CS Trung Quốc, chỉ đạo chính quyền CSVN yêu cầu Repsol ngừng các hoạt động tại đó.

Ngừng các dự án tại mỏ Cá Rồng Đỏ, VN phải bồi thường cho Repsol hơn 300 triệu USD (7 ngàn tỉ đồng VN). Đó là tiền mồ hôi nước mắt của nhân dân VN. Đảng CS làm mất của nhân dân 7 ngàn tỉ đồng mà không báo cáo cho nhân dân biết, không ai chịu trách nhiệm, không một lời xin lỗi.

Đầu tháng 7 năm 2019, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu võ trang TQ đi vào bãi Tư Chính của VN. Theo UNCLOS 1982 thì VN là quốc gia có chủ quyền tại khu vực này, TQ không có quyền khai thác dầu khí ở đây thì vào thăm dò địa chất làm gì? Hai tháng trôi qua, các tàu TQ vẫn đi ra đi vào, cố ý tạo ra tình trạng các vùng biển VN ở trong đường 9 đoạn là vùng tranh chấp. Đảng và chính quyền CSVN không có phản ứng rõ ràng, nói một chút cho có để che giấu sự hèn nhát của mình. Thái độ đó sẽ khiến TQ làm tới, tăng thêm áp lực vào các dự án khác, như lô 128 với Ấn Độ, mỏ Lan Đỏ với Nga, Cá Voi Xanh với Mỹ.

Khi đất nước gặp khó khăn thì phải trình bày với nhân dân, để nhân dân cùng giải quyết. Vào thế kỷ 13, nhà Nguyên bên Tàu đem quân sang đánh nước ta 3 lần, triều đình nhà Trần đã trình bày với nhân dân, hỏi ý kiến nhân dân nên Hòa hay Chiến, toàn dân đồng lòng nên chúng ta đã chiến thắng, giữ được độc lập. Ngày nay, đảng CS Việt Nam tuân theo lệnh của đảng CS Trung Quốc nhưng giấu giếm không cho nhân dân biết, bí mật làm theo lệnh của ngoại bang là tay sai ngoại bang.

Có người nói là đảng CSVN đang đu dây, xoay trục sang các nước dân chủ Âu Mỹ. Lịch sử 100 năm nay cho thấy không có quốc gia dân chủ nào đi bênh vực một nước cộng sản. Khi hai bên có lợi thì họ đến buôn bán nhưng trong lòng thì nghi kỵ chế độ cộng sản độc tài. Nhân dân các nước dân chủ sẽ không cho phép chính quyền của họ đem tiền bạc, sinh mạng con em họ đến bảo vệ một nước cộng sản. Xoay trục không đủ, phải thay đổi thể chế giống các nước dân chủ thì mới có sự giúp đở.

Năm 1406, nhà Minh bên Tàu đem quân sang đánh nước ta, chúng dụ dỗ một số người VN làm việc với TQ để "khôi phục nhà Trần". Nhà Hồ (Quý Ly) không có sự ủng hộ của nhân dân, nên mặc dù có quân đội mấy trăm ngàn người và hàng ngàn chiến thuyền, đã không chống được ngoại xâm, dân ta bị TQ đô hộ 20 năm. Ngày nay, nhà Hồ (Chí Minh) độc quyền lãnh đạo bằng võ lực, người VN yêu nước phản đối độc tài thì bị bắt giam vào tù, tham nhũng tràn lan, một số đảng viên CSVN bị dụ dỗ làm việc với TQ để "bảo vệ xã hội chủ nghĩa", nên cũng không có sự ủng hộ của nhân dân, nguy cơ mất nước là nghiêm trọng.

Muốn giữ độc lập và chủ quyền quốc gia thì phải dựa vào sức mạnh toàn dân. Lịch sử mọi nơi cho thấy không có nhân dân nào ủng hộ chế độ độc tài. Mọi người VN, kể cả những người VN đang ở trong đảng CS, hãy góp sức thay đổi chế độ cộng sản thành dân chủ. Nhân dân có các quyền tự do, có quyền bầu cử những người tài đức và không tham nhũng làm việc cho đất nước, thì sẽ có sức mạnh toàn dân bảo vệ tổ quốc.

Trần Mai Trung
Tháng 9, 2019

03 September 2019

Hợp tác khai thác và kế hoạch 3 bước

Một số người không sống theo lẽ công bằng, thấy mình mạnh hơn thì giành phần của người khác về cho mình. Vì tranh giành với người khác nên biết là sẽ bị chống đối, họ dùng kế hoạch 3 bước. Bước 1 có khẩu hiệu đẹp đẽ và tiếp cận mục tiêu, bước 2 họ giành được lợi thế, bước 3 họ tiến chiếm mục tiêu.

Trong nhiều năm, Trung Quốc muốn là thiên triều và Việt Nam là chư hầu. Họ muốn có quyền chỉ định tay sai bản xứ làm lãnh đạo VN, quan hệ hai bên không được bình đẳng mà có lợi cho TQ. Người TQ đi vào VN dễ dàng, người TQ phạm tội tại VN không bị nhà cầm quyền VN xét xử. TQ muốn làm chủ Biển Đông, tôm cá, dầu khí ở đó là của họ.

TQ tự vẽ ra đường Lưỡi bò 9 đoạn, nhìn vào ai cũng thấy là vô lý. Nó giống như bức vẽ của một học sinh tiểu học, nhưng TQ lại nghiêm trang xem là bản đồ quốc gia, và muốn thực hiện nó. Biết rằng đường Lưỡi bò là vô lý và sẽ bị phản đối, TQ dùng kế hoạch 3 bước.

Bước 1. Đưa ra khẩu hiệu "hợp tác khai thác". Nghe có vẻ bình đẳng nhưng không đầy đủ. Thực chất là VN hợp tác với TQ thì được, VN hợp tác với các nước khác thì TQ phá. Không có nước nào đòi hỏi "độc quyền hợp tác" kỳ cục như vậy, đó là kết quả của cái quan hệ 16 chữ vàng. Nếu VN không làm chủ và được khai thác tài nguyên trong vùng biển của mình thì VN không là một nước độc lập, sẽ thiếu tiền cho ngân sách quốc gia, phải đi vay nợ để tiêu xài. Các nước khác đến hợp tác với VN, nếu VN không bảo vệ được các hợp tác đó thì các nước sẽ bỏ đi. Sau một thời gian, chỉ còn TQ là đối tác duy nhất. Khi đó, tay chân của đảng CS Trung Quốc ở trong đảng CS Việt Nam sẽ thúc đẩy VN hợp tác với TQ.

Bước 2. Vì là đối tác duy nhất, TQ lại có sức mạnh, có tiền, có giàn khoan, TQ sẽ là tổng thầu của dự án, đưa ra các điều kiện hợp tác. Nếu VN không đồng ý thì VN chỉ được phép đứng nhìn, không được phép đụng đến các tài nguyên trong vùng biển của mình. Nếu VN đồng ý là VN bước vào bẩy của TQ. Vì là độc quyền hợp tác nên các dự án với TQ phải dùng giàn khoan và công nhân viên TQ. VN đang được hưởng lợi 50/50 hay 60/40 trong các dự án dầu khí hiện nay. VN chắc chắn sẽ được hưởng lợi ít hơn với đối tác duy nhất TQ, có thể là 20/80 hay 10/90, tại vì tổng thầu có thể điều chỉnh chi phí của giàn khoan và các công nhân viên lên cao để giành lấy phần nhiều tiền lời, hoặc là trừ tiền lời vào các khoản nợ mà VN đã vay của TQ.

Bước 3. Lúc này có nhiều giàn khoan TQ trên biển VN, các nước khác đã quay lưng bỏ đi. Các chuyên viên dầu hỏa VN phải chọn làm việc cho công ty TQ hoặc bị nghĩ việc, vốn liếng kỹ thuật dầu hỏa của VN sẽ biến mất. Các mỏ dầu hỏa thường là nguồn lợi lớn của quốc gia, bây giờ trở thành cây gậy để TQ điều khiển VN. Nếu chính quyền CSVN chịu làm tay sai cho TQ thì được chia một phần lợi nhỏ từ các mỏ dầu. Nếu không nghe lời thì một ngày xấu trời các mỏ dầu trở thành hòa vốn, VN đứng nhìn TQ lấy dầu của mình mà không được một đồng. Xấu hơn nữa, các mỏ dầu có thể bị biến hóa thành bị lỗ, VN phải chọn đưa tiền bù lỗ hoặc bỏ của chạy lấy người, lúc đó các mỏ dầu thuộc về các công ty TQ.

Khi người ta làm xong bước 1 thì sẽ làm bước 2, rồi qua bước 3. Nếu chúng ta không muốn đối diện với bước 3 thì phải phản ứng ngay từ bước 1.

Mấy năm qua, một số nước đến hợp tác khai thác dầu khí với VN thì bị TQ vào phá đám. Đảng CSVN chỉ đạo chính quyền CSVN nhượng bộ nhiều lần, thật nhục nhã, còn đâu là độc lập? Nếu tình trạng này kéo dài, không còn nước nào đến hợp tác khai thác với VN, TQ sẽ là đối tác duy nhất.

Đầu tháng 7 năm 2019, tàu thăm dò địa chất Hải Dương 8 và các tàu võ trang TQ đi vào bãi Tư Chính của VN. Bãi Tư Chính nằm cách Vũng Tàu 160 hải lý (300 km), cách xa đảo Hải Nam TQ hơn 600 hải lý (1100 km), còn khoảng cách đến đất liền TQ thì xa hơn nữa. Các tàu TQ đi tới đi lui trong bãi Tư Chính hơn một tháng, tuyên bố công khai là vùng biển của TQ, nằm trong đường Lưỡi bò 9 đoạn. Về Trường Sa nghỉ ngơi một tuần, họ quay trở lại bãi Tư Chính vào giữa tháng 8, và tiến vào gần bờ biển VN hơn nữa. Các tàu VN đi theo canh chừng nhưng không có khả năng ngăn chận, không bảo vệ được chủ quyền quốc gia.

Nếu sự việc xảy ra tại một nước khác, các lãnh đạo cao cấp nhất phải lên tiếng, trình bày sự việc với quốc dân, và phản đối TQ. Chính quyền liên tục lên án TQ trên các diễn đàn quốc tế, kể cả Liên Hiệp Quốc, để mọi người thấy kẻ đi xâm lấn. Truyền thông, báo chí tường trình các diễn tiến cho đồng bào rỏ. Nhân dân xuống đường biểu tình phản đối TQ, tẩy chay hàng hóa TQ. Hủy bỏ các cuộc giao lưu quốc phòng, chính trị, văn hóa. Chính quyền đóng cửa viện Khổng Tử, các Tòa lãnh sự TQ, giảm bớt số nhân viên tại Tòa đại sứ xuống thấp nhất. Giảm bớt nhập khẩu từ TQ. Không cho TQ tham gia các dự án trong nước. Và hàng trăm cách phản ứng "không võ lực" khác.

Hai tháng qua, đảng CSVN không có một phản ứng tối thiểu nào, nhân dân VN đặt dấu hỏi tại sao? Mấy năm qua, nhiều hợp tác khai thác giữa VN và các nước khác bị bỏ ngang vì TQ phá đám, chính quyền CSVN lộ rỏ là không biết giải quyết vấn đề như thế nào, đảng CSVN không có khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia mà cứ đòi độc quyền lãnh đạo. Các đảng viên CSVN vẫn đi thăm TQ, bắt tay cười nói, xin hứa vun đắp "tình hữu nghị Việt-Trung" trong khi TQ đang xâm phạm vùng biển VN. Đảng CSVN hiện nguyên hình là tay sai của đảng CS Trung Quốc, được sử dụng để cai trị mãnh đất Việt Nam. Đã đến lúc nhân dân VN cần thay đổi chế độ để bảo vệ đất nước.

Trần Mai Trung
Tháng 9, 2019

27 August 2019

Tình nghĩa vợ chồng

Năm 1924 có một người trung niên VN đi tàu từ Vladivostok (Nga xô) đến Quảng Châu (Trung quốc), chàng tên là Lý Thụy, làm việc cho Quốc tế cộng sản. Một thời gian sau, chàng quen và yêu một một cô gái Trung Hoa trẻ hơn chàng 15 tuổi, nàng tên là Tăng Tuyết Minh (Zeng Xueming), làm Nữ hộ sinh tại Quảng Châu. Năm 1926, Thụy và Minh làm đám cưới, hai người bạn Thái Sướng và Đặng Dĩnh Siêu là người chứng trong tiệc cưới.

Cưới nhau được vài tháng thì Minh có thai đứa con của hai người. Năm 1927, Quốc dân đảng TQ và đảng Cộng sản TQ đánh nhau. Thụy phải rời TQ đi nước khác, Minh ở lại. Không biết sau này hai người sẽ có dịp gặp lại nhau không?

Năm 1954, nhân dân VN đánh thắng thực dân Pháp, nước Việt Nam bị chia đôi, miền Bắc là Việt Nam dân chủ cộng hòa, miền Nam là Việt Nam cộng hòa. Chủ tịch VNDCCH là Hồ Chí Minh, ông Hồ cũng là chàng Lý Thụy của 30 năm về trước.

Ông Hồ không biết bà Minh bây giờ sinh sống ra sao, nhưng bà Minh thì biết ông Hồ bây giờ là Chủ tịch nước VNDCCH. Bà Minh muốn gặp lại người chồng của mình, Bà cố gắng liên lạc với Ông qua Tòa đại sứ VN tại TQ và qua tổ chức đảng CSTQ. Nhưng không ai nối liên lạc cho Bà với ông Hồ. Hai vợ chồng không bao giờ có dịp gặp lại nhau.

Năm 1953 có một người Phi châu đi lính cho Pháp đến đóng đồn tại Biên Hòa, chàng tên là Jean-Bédel Bokassa. Một thời gian sau, chàng quen và yêu một một cô gái Việt Nam, nàng tên là Nguyễn Thị Huệ. Hai người sống chung với nhau. Năm 1954, Jean-Bédel phải rời VN theo Hiệp định Genève, Huệ ở lại, đang mang thai đứa con của hai người.

Năm 1972, Jean-Bédel đang là Tổng thống nước Cộng hòa Trung Phi (gần Congo) nhờ chính quyền VNCH tìm mẹ con bà Huệ. Người ta tìm ra mẹ con bà Huệ đang sống nghèo khổ tại Thủ Đức. Jean-Bédel muốn mẹ con bà Huệ qua sống ở Trung Phi với ông. Bà Huệ từ chối vì đã có chồng khác, cô con gái Martine thì qua Trung Phi sống với Cha. Jean-Bédel là một Tổng thống độc tài, không tốt cho người dân Trung Phi, nhưng người ta khen ông là người có tình nghĩa, không quên vợ con xưa.

Các tài liệu chính thức của đảng CSVN thì nói là ông Hồ chưa bao giờ có vợ, ông dành tất cả thời giờ để suy nghĩ chuyện cách mạng, không có thời giờ cho chuyện trai gái (?) Một số tài liệu thì nói là ông Hồ có cưới bà Minh vào năm 1926 tại Quảng Châu (TQ), ông Hồ không phải là không có tình nghĩa, khi làm Chủ tịch ông cố gắng tìm bà Minh nhưng tìm không ra, nên hai người không được gặp nhau.

Nghiên cứu các tài liệu Anh, Pháp, Hoa, và tiểu sử của hai người có liên quan đến ông Hồ là Thái Sướng (Cai Chang) và Đặng Dĩnh Siêu (Deng Yingchao). Bà Sướng là Chủ tịch Hội phụ nữ TQ, bà Siêu là vợ Thủ tướng TQ Chu Ân Lai, sau này bà làm Ủy viên Bộ chính trị ĐCSTQ trong 10 năm. Bà Siêu có nói đến đám cưới của hai người bạn là Li Shui (Lý Thụy, sau này là Hồ Chí Minh) và Zeng Xueming (Tăng tuyết Minh), được tổ chức vào năm 1926 tại nhà hàng Thái Bình, cùng địa điểm bà Siêu và ông Lai đã làm đám cưới trước đó một năm. Bà Sướng thì xác nhận Hồ Chí Minh là chàng Li Shui.

Ông Hồ là Chủ tịch đảng CSVN ngồi nói chuyện với Chủ tịch đảng CSTQ Mao Trạch Đông mấy lần. Ông Lai, bà Siêu, bà Sướng là các đảng viên cao cấp của đảng CSTQ. Vậy mà trong 15 năm dài không tìm ra được bà Minh (?) Cách biện hộ này giống như của Dư luận viên hạng hai, trẻ em cũng phải cười.

Tháng 5 năm 2019, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh đưa ra tài liệu mới, nói là lời kể của ông Vũ Kỳ, một ĐVCS cao cấp, Thư ký riêng của ông Hồ. Ông Kỳ nói là ông Hồ có làm đám cưới với bà Minh, tham dự tiệc cưới có bà Siêu và những người khác, nhưng đó là đám cưới giả bộ để ông Hồ dễ hoạt động cách mạng, sau đó nghe nói bà Minh có thai với ông Hồ nhưng không giữ được. Bênh vực ông Hồ kiểu này cũng giống như làm hại bác Hồ, đóng vai vợ chồng để hoạt động cách mạng mà làm con gái người ta mang bầu, như vậy là hủ hóa, lợi dụng hai chữ "cách mạng" để làm bậy.

Một người chồng cưới vợ lúc hàn vi, sau này làm Chủ tịch nước lại cố ý quên vợ củ (vì bất cứ lý do gì) là trái với đạo lý của dân tộc Việt Nam. Nếu vì một lý do nào đó, không thể sống chung với nhau, thì cũng phải rỏ ràng, làm giấy tờ ly dị đàng hoàng. Nếu bà Minh muốn đi bước nữa với một người khác, cũng không được vì theo luật pháp thì bà Minh đang có chồng, dù ông chồng ở xa và cố ý cắt đứt liên lạc với Bà.

Khi cưới vợ còn trẻ thì vui mừng, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Khi có chức quyền và người vợ già đi thì muốn quên người vợ xưa, đi liên hệ với những cô gái nhỏ hơn 30, 40 tuổi, đó là người bất nghĩa. Đảng CS bắt nhân dân VN học tập theo "đạo đức Hồ Chí Minh", mấy triệu phụ nữ VN chắc chắn không muốn người chồng học theo cái đạo đức giả đó, nhất là cách đối xử không tình nghĩa với vợ.

Trần Mai Trung
Tháng 8, 2019

28 May 2019

Bí mật mỏ Bauxite

Sau khi đảng CSVN ký kết Hiệp định biên giới Việt Nam - Trung Quốc vào cuối năm 1999 và Hiệp định vịnh Bắc bộ vào cuối năm 2000, người ta để ý đến thái độ kỳ lạ của Tổng bí thư ĐCSVN Lê Khả Phiêu. Tại sao ông ta muốn nhượng bộ để ký Hiệp định trước ngày cuối năm? Người ta tìm ra là Phiêu bị tình báo TQ chụp hình lúc đang ngũ với một nữ điệp viên TQ vào năm 1988, từ đó Phiêu bị tình báo TQ nắm tóc. Trong 12 năm sau đó, bên ngoài Phiêu là đảng viên CS Việt Nam nhưng bên trong Phiêu báo cáo cho đảng CS Trung Quốc.

Con bài Phiêu bị cháy, Đại sứ TQ tại VN Tề Kiến Quốc chọn ra con bài mới, họ muốn một người đang làm lớn và có khả năng kém để dễ ra lệnh. Quốc đến gặp Nông Đức Mạnh, đang là Chủ tịch Quốc hội. Quốc cho biết là TQ sẽ ủng hộ Mạnh làm Tổng bí thư CSVN, Mạnh mừng rỡ cám ơn. Quốc đưa cho Mạnh một danh sách những đòi hỏi của TQ, Mạnh đọc qua và đồng ý. Trong bản danh sách đó có một điều là VN sẽ cho TQ vào khai thác bauxite ở Tây nguyên.

Tháng 4 năm 2001, mặc dù có khả năng kém, Mạnh được làm Tổng bí thư ĐCSVN. Một trong những việc làm đầu tiên của Mạnh ở chức TBT là thông qua dự án Bauxite tây nguyên và cho nó là chủ trương lớn của Bộ chính trị. Mấy tháng sau, Mạnh sang trình diện Tổng bí thư TQ Giang Trạch Dân và ký Tuyên bố chung VN-TQ, trong đó có những đòi hỏi của TQ với riêng Mạnh thì nay chính thức trở thành cam kết của đảng CSVN.

Bauxite là một loại quặng nhôm có màu hồng/nâu, nó được dùng trong kỹ nghệ luyện nhôm, luyện thép. Trước 1975, người Mỹ có đến tìm tòi, đo đạc, nhưng giữ kín không nói gì. Sau 1975, Liên Xô đến nghiên cứu và khuyên không nên khai thác lúc này vì lợi ít hơn hại, nên để dành cho các thế hệ mai sau. Những năm 1990, người TQ đến tìm hiểu và sau đó thúc đẩy đảng CSVN khai thác nó cho TQ.

Cộng sản thường nói đảng CS là đảng của nhân dân, bộ chính trị là những người con ưu tú nhất của đảng CS. Vậy mà chủ trương lớn của bộ chính trị là dự án Bauxite tây nguyên lại bị nhân dân phản đối kịch liệt, và đảng CSVN cũng cương quyết đi ngược lại ý muốn của nhân dân, thực hiện nó cho bằng được theo yêu cầu của TQ.

Dự án Bauxite tây nguyên đem lại nhiều thiệt hại cho VN hơn là lợi ích. Vốn đầu tư dự án là vay của TQ và sẽ phải trả lại. Sản phẩm của dự án không có hiệu quả cao với nền kinh tế VN, đa số được chở sang TQ. Đi vào sản xuất, dự án sẽ bị lỗ trong 10 năm đầu (hay lâu hơn), nhân dân VN phải chi tiền bù lỗ. Dự án nằm ở thượng nguồn các dòng sông (như sông Đồng Nai), nếu có sự cố môi trường thì sẽ ảnh hưởng đến nước uống của hàng triệu người. Dự án dùng nhiều điện, VN phải bỏ tiền túi xây nhà máy điện cho dự án. Dự án dùng nhiều nước, sẽ ảnh hưởng xấu đến bà con VN làm nông lâm nghiệp tại Tây nguyên, nhất là mùa khô. Hàng ngàn lao động TQ đến sống và làm việc tại dự án trong thời gian dài.

Lúc bấy giờ, Thủ tướng là Phan Văn Khải, khác phe với Mạnh. Các chuyên viên kinh tế, kỹ thuật cho Khải biết dự án Bauxite không có lợi ích cho VN, chỉ có lợi ích cho TQ. Khải biết là ĐCSTQ muốn khai thác bauxite ở VN để cung cấp cho kỹ nghệ của TQ nên Khải không dám chống lại, nhưng Khải cố ý làm lơ. Sự làm lơ đã giúp Khải không mang tội với tổ tiên VN trong vụ bauxite này. Tham thì thâm, TQ muốn có tay sai kém khả năng để dễ sai bảo thì hắn ta cũng không làm được việc gì. Mạnh chạy tới chạy lui, dùng chức Tổng bí thư, dùng Bộ chính trị của đảng CS để ra lệnh, nhưng dự án Bauxite vẫn dậm chân tại chỗ.

Năm 2006 Khải về hưu, Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ tướng CSVN. Đại sứ TQ tại VN ra chiêu mới, nói sẽ cho Mạnh và Dũng một số tiền lớn nếu dự án Bauxite được tiến hành. Tham tiền, Dũng hợp tác với Mạnh thực hiện yêu cầu của Đại sứ TQ. Năm 2007, Dũng ra quyết định tiến hành dự án Bauxite tại Nhân Cơ và Tân Rai, bất chấp sự phản đối của nhân dân VN, của hàng ngàn trí thức, chuyên viên.

Vốn đầu tư ở Nhân Cơ ban đầu tính là hơn 3 ngàn tỉ đồng, năm 2013 đội lên gần 7 ngàn tỉ, sau đó thay đổi công suất nhà máy đội lên gần 17 ngàn tỉ (900 triệu USD). Vốn đầu tư ở Tân Rai ban đầu tính là gần 8 ngàn tỉ đồng, năm 2013 đội lên hơn 15 ngàn tỉ (800 triệu USD). Số tiền đó vay của TQ và người dân VN sẽ phải trả lại. Đi vào sản xuất, trong 3 năm 2013-2016, dự án Bauxite được ... lỗ hơn 3 ngàn tỉ, nhân dân VN phải chi tiền bù lỗ. Tổ hợp điều hành cho biết là dự án sẽ tiếp tục lỗ thêm 5 năm nữa (hay lâu hơn).

Lấy tài nguyên của đất nước đem đi bán mà bị lỗ thì lấy lên làm gì ?

Một người ngoại quốc lạ bước vào ngôi nhà VN, ông ta muốn đảng CSVN đào đất lấy quặng mỏ cho ông ta. Ông ta không trả tiền để làm việc đó, đảng CS phải vay tiền của ông ta để mua dụng cụ đào đất. Đảng CS bắt người dân trong nhà phải đào đất, quặng mỏ lấy lên được chở về nước của ông ta. Hàng năm, chi phí sản xuất cao hơn số tiền bán được, những người đào đất phải bỏ tiền túi ra bù lỗ. Nếu bị đau bệnh vì chất độc của quặng mỏ thì phải tự chữa bệnh. Sau đó, ông ta đòi những người đào đất trả lại số tiền mà đảng CS đã vay của ông ta. Trường hợp này rất kỳ lạ, đảng CSVN có thể là ngu si hoặc là việt gian tay sai của ngoại bang.

Hiện nay có một dự án cũng vô lý như vậy và xấu hơn đến ngàn lần, đó là dự án Đặc khu. Đảng CSVN vay tiền của TQ làm đặc khu (1,5 triệu tỉ VND / 70 tỉ USD) và người trả nợ là nhân dân VN. Một số đảng viên CSVN đã được hứa hẹn chức quyền, tiền bạc, giống như Mạnh và Dũng trước kia, sẳn sàng làm việt gian tay sai cho TQ. Cho nên Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu đã thô bỉ nói là Dọn tổ đón phượng hoàng (Tàu) đến ở. Ban điều hành đặc khu sẽ là những đảng viên CS có mặt mũi Việt Nam nhưng ăn tiền và làm việc cho ĐCS Trung Quốc, họ có quyền cho người TQ nào được vào và người VN nào không được vào đặc khu. Đó là một dự án bán nước.

Trần Mai Trung
Tháng 5, 2019

21 May 2019

Hòa giải hòa hợp, lời nói và việc làm.

Sau đệ nhị thế chiến, năm 1945 nước Đức bị chia làm hai, Tây Đức (Cộng hòa liên bang Đức, tự do) và Đông Đức (Cộng hòa dân chủ Đức, cộng sản). Từ đó hai bên có chiến tranh lạnh với nhau. Năm 1990, đảng cộng sản Đông Đức tan rả, Đông Đức được sáp nhập vào Tây Đức, chính quyền Tây Đức điều hành nước Đức tái thống nhất.

Chính quyền Tây Đức đã điều hành nước Đức đúng cái nghĩa của Thống nhất, không phân biệt đối xử, người Tây Đức và Đông Đức có các quyền công dân bình đẳng với nhau. Các sĩ quan quân đội Đông Đức không bị đi "cải tạo tập trung", các cựu quân nhân của Đông Đức tiếp tục có tiền hưu. Những người có lợi tức thấp ở Đông Đức được hưởng các quyền lợi như ở Tây Đức. Chính quyền Tây Đức đã thống nhất nước Đức về lãnh thổ lẫn lòng người.

Năm 1954 nước Việt Nam bị chia làm hai, Bắc Việt (Việt Nam dân chủ cộng hòa, cộng sản) và Nam Việt (Việt Nam cộng hòa, tự do). Sau đó hai bên có chiến tranh với nhau. Bắc Việt, với sự ủng hộ của Liên Xô và Trung Quốc, đưa hàng triệu thanh niên vào đánh Nam Việt để thống nhất. Hoa Kỳ ủng hộ Nam Việt, dội bom Bắc Việt để trả đũa. Năm 1975, Bắc Việt đánh thắng Nam Việt, đảng CSVN và chính quyền Bắc Việt điều hành nước Việt Nam tái thống nhất.

Đảng và chính quyền CSVN đã điều hành nước Việt Nam không đúng cái nghĩa của Thống nhất, phân biệt đối xử những gia đình có người liên hệ đến cơ cấu hành chánh và quân đội Nam Việt, họ bị thiệt thòi khi đi làm và đi học. Các sĩ quan quân đội và viên chức hành chánh Nam Việt bị đi "cải tạo tập trung", các cựu quân nhân của Nam Việt bị mất tiền hưu, các thương phế binh của Nam Việt bị mất tiền trợ cấp tàn tật. Đảng và chính quyền CSVN đã thống nhất nước Việt Nam về lãnh thổ nhưng không thống nhất được lòng người.

Vì không thống nhất được lòng người nên có vấn đề hòa giải hòa hợp (HGHH). Đảng CS hay nói HGHH với người VN không CS đang sống ở ngoại quốc (ngoài vòng kiểm soát của đảng), không thấy đảng CS nói HGHH với người VN không CS đang sống trên đất nước VN (trong vòng kiểm soát của đảng). Đó là lý do mà mấy chục năm rồi HGHH vẫn thất bại.

Nhiều người VN ở nước ngoài có bạn bè, bà con đang sống tại VN, không một người nào có liêm sĩ lại ngồi nói chuyện với đảng CS trong khi đảng đàn áp, bóc lột bạn bè, bà con, đồng bào của mình tại VN. Nếu HGHH thành công ở trong nước thì người VN ở nước ngoài sẽ trở về mà không cần ai mời gọi.

Đầu năm 2019, công an CS đập phá 200 căn nhà của người dân tại Vườn rau Lộc Hưng (Sài Gòn), trong đó có các căn phòng của các thương phế binh VNCH đang ở. Phòng bị phá, các TPB phải đi thuê nơi khác để ở. Công an CS đi theo, ép buộc chủ nhà không cho thuê, các TPB phải lang thang ngoài đường. Cuộc chiến đã chấm dứt 44 năm, đảng CS vẫn còn thù hận các cựu chiến binh miền Nam. Những người cộng sản nói HGHH nghĩ gì về sự việc này? Có xấu hổ không khi đảng CS lại nói láo thêm một lần nữa.

Sau cuộc chiến 1954-1975, các thương phế binh VNCH bị mất tất cả quyền lợi. Thỉnh thoảng các cơ sở tôn giáo tổ chức gặp mặt và giúp đỡ các bạn TPB, đây là một việc làm đầy tình người. Chính quyền CS lại ngăn chặn, phá hoại các buổi gặp mặt đó, như vậy là đâu có hòa giải hòa hợp. Đối xử xấu với các thương phế binh VNCH đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của các bạn TPB, nó cũng ảnh hưởng đến mấy trăm ngàn cựu chiến sĩ VNCH đang sống ở trong và ngoài nước. Làm sao có thể nói chuyện HGHH khi các chiến hữu của mình bị truy đuổi như vậy.

Đảng cộng sản giống như có hai mặt, ra nước ngoài thì cười cười nói nói HGHH, muốn người VN ở nước ngoài đem tiền và kiến thức về. Còn ở trong nước thì độc tài toàn diện, không thấy nói HGHH với người dân VN, không chấp nhận sự khác biệt, tất cả phải làm theo quyết định của đảng.

Đảng CS hãy bắt đầu hòa giải hòa hợp với người dân đang sống trên đất nước Việt Nam và lời nói phải đi đôi với việc làm. Không thể dùng lời nói để tuyên truyền còn việc làm thì ngược lại. Nhân dân VN có đôi mắt, nhân dân biết người nào thật lòng và người nào giả dối.

Trần Mai Trung
Tháng 5, 2019

14 May 2019

Bí danh, tên giả.

Một buổi chiều tháng 9 năm 1969, không khí âm u ghê rợn, một ông già bước vào cổng địa ngục.

Ngưu Đầu hỏi: Họ và tên ?

Ông già trả lời: Hồ Chí Minh.

Ngưu Đầu tìm trong sổ một lúc, không thấy tên.

Ngưu Đầu nói: Không có tên, nhà ngươi hãy trở lên trần thế.

Minh buồn bả nói: Xin ông xem lại, tôi không muốn trở lên trần thế.

Ngưu Đầu: Sao lạ vậy, người nào được trở lên trần thế cũng mừng, tại sao ông lại buồn ?

Minh: Tôi sống ở trần thế 80 năm, tôi muốn có vợ có con nhưng chú Duẩn không cho, nó muốn tôi làm lãnh tụ gương mẫu, tôi sống một mình buồn quá. Tôi muốn đầu thai làm một người mới, tôi sẽ có vợ có con như những người đàn ông khác.

Lúc đó có một ông già khoảng 90 tuổi bước đến.

Ông già nói: À, tôi biết chú em này. Năm 1911 tôi đi sang Pháp trên tàu thủy Amiral Latouche-Tréville, tôi có gặp em này đang làm việc cho ông chủ người Pháp, tên của em là Nguyễn Tất Thành. Khi đó em vào khoảng 20 tuổi, những người trên tàu cũng gọi là em Ba.

Ngưu Đầu nói với Mã Diện: Mày kiếm tên Nguyễn Tất Thành xem sao.

Mã Diện tìm trong sổ một lúc, cũng không thấy tên.

Mã Diện nói: Không có tên, nhà ngươi hãy trở lên trần thế. Nếu không muốn sống với chú Duẩn thì sống với chú Thọ chú Hoàn.

Minh tức giận: Thằng Hoàn! Nó ăn hiếp người yêu tên Xuân của tôi, rồi giết chết nàng, dàn cảnh là tai nạn giao thông. Sau đó nó đến gặp tôi, mặt tỉnh bơ như không có gì xảy ra. Không hiểu tại sao tôi không có can đảm đấm vào mặt nó. (Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng côn an 1952-1981)

Lúc đó có một ông già khoảng 100 tuổi bước đến.

Ông già nói: À, tôi biết cậu bé này. Khi tôi 20 tuổi thì cậu bé mới sinh ra, ở Nghệ An. Cha của cậu bé là Nguyễn Sinh Sắc, người cùng làng với tôi. Cha mẹ đặt tên cậu bé là Nguyễn Sinh Cung.

Ngưu Đầu: Để tôi kiếm thêm một lần nữa xem sao.

Ngưu Đầu tìm trong sổ một lúc thì thấy có tên Nguyễn Sinh Cung. Ngưu Đầu cho Minh đi vào địa ngục gặp Diêm vương.

Diêm vương nghiêm nghị nhìn Minh rồi hỏi: Tại sao lâu vậy? Có gì lộn xộn hả?

Minh trả lời: Dạ thưa Diêm vương, tôi có nhiều tên nên kiểm tra hơi lâu.

Diêm vương tức giận nói: Khi một người mới sinh ra thì ông Trời cho ngày sinh tháng đẻ, cha mẹ cho họ và tên. Cha mẹ ai cũng thương con nên cho con tên đẹp, tại sao nhà ngươi lại đổi họ đổi tên? Chẳng lẽ nhà ngươi làm điều gì sai trái nên xấu hổ mà đổi tên? Nhà ngươi lộn xộn quá, phạt xuống thêm một tầng địa ngục.

Minh: Xin tuân lệnh Diêm vương.

Minh đi theo Mã Diện đến chổ ở mới, nghĩ thầm trong bụng: May mà Diêm vương không biết mình thay đổi ngày sinh tháng đẻ, nếu ổng biết chắc mình bị phạt xuống thêm 3 tầng địa ngục.

*****

Hiện nay có nhiều tượng Hồ Chí Minh ở VN, trong vài ngôi Chùa cũng có, trong Nhà thờ thì không thấy, có vài người còn cúng đồ ăn cho ổng. Nếu muốn ông Minh ăn đồ cúng thì khi đứng trước tượng HCM phải nói là: đồ ăn này KHÔNG cúng cho Hồ Chí Minh mà là cúng cho ông Cung, thì ở dưới địa ngục ông Cung (tức là ông Minh) sẽ được ăn. Nếu đứng trước tượng mà nói là cúng cho Minh, Thành, Thụy, Hồ, Paul, Lin, Nốp, ... (nhiều tên giả quá, không viết hết được), thì ở dưới địa ngục ông Minh (tức là ông Cung) không được ăn, sẽ bị đói.

Trần Mai Trung
Tháng 5, 2019

07 May 2019

Phim bộ Chạy án, tập 22 - Người nông dân Quảng Trực

Miền cao nguyên đất đỏ Đắc Nông (Quảng Đức) nằm một góc cạnh biên giới Việt-Miên nên có dân cư thưa thớt. Ở đây có nhiều người dân tộc thiểu số và lưu dân từ nơi khác đến, có người đến từ rất xa như vùng biên giới phía Bắc. Đắc Nông có nhiều đất rừng và đất hoang, người dân đã bỏ công sức làm đất để trồng cà phê và các cây công nghiệp.

Những năm 1600 thời Chúa Nguyễn cũng có nhiều lưu dân từ Bắc đi vào Nam, họ khai khẩn đất hoang và định cư tại đó, những đất đó thuộc về người dân, không có vua chúa nào đòi lại, xét cho cùng nếu không có công sức của người dân thì nó vẫn là đất hoang không ai đụng đến. Thời cộng sản thì khác, sau khi người dân làm đất hoang thành trồng trọt được thì nó thuộc về nhà nước.

Những năm 2000, H. và gia đình đến Đắc Nông tìm đất sống. Họ là một gia đình nông dân, với bao công sức họ tạo ra một mảnh đất có hoa lợi nuôi sống gia đình.

*****

Một buổi chiều có nắng vàng rực rỡ năm 2008, ông chủ công ty LS đến gặp quan chức Tỉnh ủy cao cấp tỉnh Đắc Nông.

Ông chủ: Tôi muốn khai thác một vùng đất lớn ở tỉnh ông, nếu ông giúp đỡ thì công ty sẽ trả riêng cho ông một số tiền lớn.

Quan chức: Chúng tôi rất vui khi ông đến đầu tư tại đây, chúng ta sẽ hợp tác với nhau, hai bên cùng có lợi. Để tôi bảo cán bộ đem bản đồ ra cho ông chọn đất.

Nhìn một lúc, ông chủ chỉ tay vào bản đồ: Tôi muốn vùng đất này, xã Quảng Trực, 1000 ha.

Quan chức: Vùng đất này, 3/4 là đất rừng, 1/4 có mấy trăm nông dân đang ở và trồng trọt, việc thâu hồi đất sẽ phức tạp.

Ông chủ: Họ đã làm đất bằng phẳng thì sẽ bớt việc cho chúng tôi. Công ty sẽ lo việc thâu hồi đất, các ông không phải ra mặt, chỉ cần bỏ tù mấy thằng chống đối. Ông đừng quên số tiền lớn của công ty cho ông.

*****

Trong 8 năm 2008-2016, công ty LS tiến hành thâu hồi đất. Vài gia đình nhát gan chịu đưa đất thì được đền bù một số tiền nhỏ. Nhiều gia đình nông dân thấy nếu đưa đất thì sẽ sinh sống bằng cái gì? Nên không chịu đưa đất. Công ty LS thuê xã hội đen dùng dao, rựa, hăm dọa và đánh đập nông dân, ép họ dọn đi nơi khác.

Một số nông dân tin vào đảng CS, họ chạy đến Ủy ban nhân dân xã Quảng Trực để kêu cứu và làm đơn tố cáo là một công ty tư nhân dùng bạo lực tấn công vào nhà họ. UBND Xã nhận đơn nhưng đến năm sau cũng không thấy trả lời. Vẫn còn tin, nông dân chạy đến UBND huyện Tuy Đức để kêu cứu và làm đơn tố cáo. UBND Huyện nhận đơn nhưng đến năm sau cũng không thấy trả lời. Vẫn còn tin, nông dân chạy lên UBND tỉnh Đắc Nông để kêu cứu và làm đơn tố cáo. Mấy năm sau cũng không thấy UBND nào trả lời.

Trong khoảng thời gian dài đó, nhiều vụ tấn công vẫn xảy ra. Nông dân chống lại vì muốn bảo vệ miếng ăn của gia đình mình, có người nông dân bị chém vào đầu, có vợ nông dân bị đánh hư thai. Nhiều vụ đánh nhau với tiếng la hét vang trời nhưng công an, cán bộ CS chắc đang ngũ trong giờ làm việc nên không nghe thấy, không đến bảo vệ nông dân. Đâu ai biết là quan chức cao cấp của đảng CS đã ăn tiền của công ty và chính quyền nhân dân đã bỏ rơi hai chữ nhân dân.

Tháng 10 năm 2016, một vụ tấn công nữa xảy ra. Người của công ty LS cầm dao, rựa, tràn vào mảnh đất của H. H cầm súng bắn chỉ thiên để họ ngừng lại nhưng họ vẫn tiến tới. Sợ bị chém như các bạn của mình, H bắn súng, 3 người bị chết.

*****

Một năm sau, trong văn phòng có máy lạnh mát mẻ, quan chức cao cấp và ông tòa tỉnh Đắc Nông ngồi nói chuyện.

Quan chức: Công ty LS đến gặp đồng chí chưa ?

Ông tòa: Dạ có, họ tặng quà tốt lắm.

Quan chức: Đảng bộ tòa án quyết định xử vụ án giữa công ty LS và nông dân như thế nào ?

Ông tòa: Chúng tôi sẽ phạt nặng nông dân để làm nghiêm cho tòa án của đảng, sẽ phạt nhẹ công ty LS để cho thấy sự khoan hồng của đảng.

Quan chức vui vẻ nói: Như vậy là hợp tình hợp lý.

Ông tòa: Trong 8 năm qua, đã xảy ra nhiều vụ đánh nhau giữa công ty và nông dân, công an không có mặt để giải quyết, tôi sẽ phạt nhẹ vài công an cấp thấp vì lãnh lương mà không làm nhiệm vụ.

Quan chức chồm tới: Cái gì! Lực lượng công an nhân dân có nhiệm vụ thứ nhất là bảo vệ đảng, sau đó mới là bảo vệ nhân dân. Công an nhân dân là thanh kiếm của đảng chứ không phải là thanh kiếm của nhân dân. Không được đụng tới công an, đó là chỉ đạo của Tỉnh bộ.

Ông tòa: Dạ vâng.

*****

H. và các bạn nông dân được di chuyển từ nơi tạm giam đến Tòa án sơ thẩm Đắc Nông để xét xử. Hàng trăm nông dân và bạn bè của H. đến ủng hộ Anh.

Viện kiểm sát: Bị can H. dùng súng giết người, phạm tội sát nhân, đề nghị tòa cho hình phạt nặng nhất.

Luật sư: Sự việc xảy ra sau một quá trình dài hơn 8 năm, chúng ta phải xét cái gì dẫn đến vụ thảm sát, bị can cố ý giết người hay là vì tự vệ mà vô ý làm chết người.

Viện kiểm sát: Bị can có súng trong nhà, như vậy là bị can có ý giết người.

Luật sư: Một người ở trong nhà với vợ con, một người có một con dao mà 30 người với 30 con dao tấn công vào thì làm sao bảo vệ được vợ con. Bạn của bị can đã bị tấn công như vậy, bị gây thương tích phải vào bệnh viện, bị can phải tìm cách bảo vệ vợ con.

Ông tòa: Theo luật VN chỉ có công an được mang súng, mục đích là mọi người phải nghe theo lệnh của công an. Tại sao không báo công an để họ đến bảo vệ ?

Luật sư: Bị can và các bạn nông dân đã báo công an nhiều lần, đã báo UBND các cấp nhiều lần, nhiều vụ đánh nhau giữa công ty và nông dân đã xảy ra, không thấy công an đến bảo vệ dân.

Ông tòa nhìn giấy rồi đọc: Xét kết quả điều tra, nay phạt bị can H. tử hình.

Tất cả cử tọa la to: Bản án bất công.


Trần Mai Trung
Tháng 5, 2019

Người thương binh cô đơn

Chiến tranh tàn phá đất nước, tàn phá con người. Một trong những hậu quả xấu xí của chiến tranh là hàng triệu người bị ...