20 December 2021

Ánh lửa trong đêm

Mùa Giáng Sinh đến, mọi người chúc nhau bình an và gia đình sum họp. Phố xá trang hoàng cây thông và ánh sáng nhiều màu sắc, đem lại sự lạc quan sau 2 năm mệt mỏi với dịch cúm Vũ Hán. Những người con làm việc nơi xa thu xếp công việc trở về thăm cha mẹ. Nhưng có kẻ tàn ác muốn chia cắt gia đình người dân.

Giữa tháng 12-2021, Tòa án của đảng cộng sản (CS) kết án cô Phạm Đoan Trang 9 năm tù, phải xa người mẹ già. Kết án ông Trịnh Bá Phương 10 năm tù, phải xa vợ con. Kết án bà Nguyễn Thị Tâm 6 năm tù, phải xa gia đình. Kết án ông Đỗ Nam Trung 10 năm tù, phải xa người bạn đời. Và trong vài ngày tới, đảng cộng sản tiếp tục gây tội ác với nhân dân Việt Nam, đưa ra các bản án bất công với người nông dân Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư, với nhà báo Lê Trọng Hùng.

Tại sao gọi là Tòa án của đảng CS mà không là Tòa án Việt Nam? Bởi vì tất cả Chánh án đều là đảng viên CS. Mỗi tòa án có một chi bộ đảng lãnh đạo tòa án, nó có quyền quyết định bản án trước khi phiên tòa diễn ra. Mặc dù bất công như vậy nhưng chúng ta cũng nên kháng án để phơi bày thêm sự giả dối của Tòa án cộng sản, một bộ phận của đảng.

Đảng CS cai trị Miền Bắc 66 năm, Miền Nam 46 năm. Hầu hết giới trẻ và trung niên đã sinh ra và lớn lên trong chế độ CS, nhưng đa số không trở thành con người xã hội chủ nghĩa (XHCN) như đảng mong muốn, bởi vì mọi người không thích cái XHCN tàn ác và dối trá. Các quốc gia ở Đông Âu cũng đã bị đảng CS cai trị 44 năm, từ 1945 đến 1989. Chính những người sinh ra và lớn lên trong thời gian đó đã đòi hỏi đảng trả lại tự do và bình đẳng cho người dân. Nửa thế kỷ tuyên truyền áp đặt chủ nghĩa Marx-Lenin là một sự thất bại.

Phạm Đoan Trang sinh năm 1978 tại Hà Nội. Lớn lên, Trang tốt nghiệp trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, rồi làm việc ở các cơ quan truyền thông lề phải như VnExpress, VTC, VietnamNet. Mùa hè năm 2011, Trung Quốc (TQ) cho tàu Hải giám đâm chìm nhiều tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam (VN). Ngày 26-5-2011, tàu Hải giám TQ đi sâu vào hải phận VN, cắt dây cáp tàu Bình Minh 2 của PetroVietnam. Cùng với hàng vạn người yêu nước, Trang tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn vùng biển Việt Nam.

Thay vì giữ trật tự cho các cuộc biểu tình, công an lại đàn áp và bắt nhiều người biểu tình vào tù. Những người có suy nghĩ đặt câu hỏi tại sao các quyền tự do căn bản của con người không được công an tôn trọng? Trang bắt đầu viết Chính trị bình dân, Phản kháng phi bạo lực, Cẩm nang nuôi tù. Đây là những quyển sách ôn hòa, góp phần nâng cao dân trí. Đảng CS bắt Trang vào tù cho thấy tính độc tài của đảng.

Mấy chục năm cộng sản không thể xóa nhòa mấy ngàn năm lịch sử, người Việt Nam vẫn yêu quê hương mình hơn là chủ nghĩa. Bên cạnh những người được công chúng biết đến, hàng vạn "anh hùng không tên tuổi" đã và đang làm một cái gì cho đất nước, từ những người nêu ra các bất công trong xã hội, đến những người đấu tranh để có một Việt Nam tự do, dân chủ.

  Họ là những anh hùng không tên tuổi
  Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh
  Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh
  Nhưng can đảm và tận tình giúp nước. (*)

Việc thực hiện lý tưởng không dễ dàng, nhất là khi lý tưởng cao đẹp đi ngược lại quyền lợi ích kỷ của đảng cầm quyền. Hàng ngàn người yêu nước, vốn quí của dân tộc, đang bị giam trong các trại tù. Đơn giản là họ đòi hỏi sự bình đẳng cho mọi người, bình đẳng với đảng CS. Đòi hỏi ruộng đất do ông cha ta để lại phải thuộc về người dân chứ không thuộc về chính quyền núp sau khẩu hiệu "toàn dân". Đảng không biết rằng dùng bạo lực bắt 1 người vào tù, 2 người vào tù thì cũng làm cho 1 trăm ngàn người, 2 trăm ngàn người lánh xa chế độ vì chán ghét cái tính chuyên chính tàn bạo của nó.

Bắt người yêu nước vào tù chưa đủ, đảng CS còn nhỏ nhen đi theo gây khó khăn cho gia đình người tù. Áp lực chủ nhà không cho thuê nhà, áp lực chủ hảng cho nghĩ việc, áp lực nhà trường phân biệt đối xử trẻ em. Đó là cách hành xử của đảng cướp chứ không phải của chính quyền. Bây giờ là năm 2021, trên trái đất này vẫn còn cái chế độ bắt trẻ em 5 tuổi, 10 tuổi phải chịu trách nhiệm về việc làm của người lớn! Những hành động tiểu nhân đó không làm người dân sợ hãi, nó làm tăng thêm sự thù hận.

Năm 1954, thực dân Pháp và đảng cộng sản đồng ý chia đôi nước Việt Nam, mấy chục ngàn người tập kết ra Bắc, gia đình họ ở lại Miền Nam. Những người vợ vẫn làm việc, buôn bán bình thường. Con em họ vẫn đến trường. Ngay cả khi những người tập kết mang súng đạn vào bắn phá Miền Nam, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) cũng không phân biệt đối xử với các gia đình đó. Sau này, nhiều con em trở thành kỹ sư, giáo viên, sĩ quan quân đội VNCH. Đảng CS nên học chế độ VNCH ở Miền Nam trước năm 1975 trong cách đối xử với thân nhân của những người không đồng ý với chính quyền.

Bạn ta bị bắt vào tù. Ta đang làm gì ở đây? Ta phải làm một cái gì. Ta phải nói, phải viết để mọi người biết những người yêu nước, yêu dân bị bắt vào tù chỉ vì đặt dân tộc Việt Nam lên trên đảng cộng sản. Ta không bắt tay, cười nói với những kẻ đã bắt bạn ta vào tù. Ta tiếp tục việc làm của bạn ta. Nếu đang sống trên một vùng đất tự do, chúng ta sẽ biểu tình nhiều lần để đòi tự do cho bạn ta, dân ta. Khi lãnh đạo CS đi ra nước ngoài, chúng ta biểu tình phản đối, cho chúng thấy kẻ làm việc tàn ác thì bị mọi người khinh bỉ.

Đêm càng khuya thì bình minh càng sớm đến. Những người tù chính trị Việt Nam là những ánh lửa trong đêm đen cộng sản. Đừng để ánh lửa của bạn ta lẻ loi. Chúng ta hãy góp sức để các đóm lửa bùng sáng lên, tụ họp lại thành một cuộc cháy rừng cuồng nộ, đốt cháy độc tài.

Trần Mai Trung
Tháng 12, 2021

(*) Anh hùng vô danh. Đằng Phương - Nguyễn Ngọc Huy.

16 November 2021

Những vùng cấm

Ở các nước cộng sản có mấy câu chuyện nổi tiếng là chuyện cười xã hội chủ nghĩa và chuyện dài tham nhũng.

Tòa án xử một tên ăn trộm. Quan tòa hỏi: Anh đã biết tội của anh chưa?
Ăn trộm: Tôi chẳng có tội gì.
Quan tòa: Vì sao anh leo tường vào nhà Bí thư Tỉnh ủy ăn trộm?
Ăn trộm: Tôi chỉ làm theo lời ông Hồ đã dạy.
Quan tòa: Anh nói láo, ông Hồ nào dạy ăn cắp?
Ăn trộm: Ông Hồ từng nói "hãy đứng lên và lấy lại những gì đã bị cướp đi". (*)

Con người không hoàn hảo nên xã hội nào cũng có tham nhũng, nhưng mức độ nhiều ít khác nhau. Nếu so sánh chế độ cộng sản hôm nay với chế độ Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam trước 1975 thì sự tham nhũng ngày nay nhiều hơn và thô bỉ hơn mấy ngàn lần. Cán bộ, đảng viên tham nhũng tiền bạc, nhà đất, quyền lực, cơ hội học hành cho con cháu họ, công an giao thông tham nhũng trên đường phố giữa ban ngày.

Đảng cộng sản (CS) biết là nhân dân rất bất bình với đại nạn tham nhũng nên cũng đưa ra chương trình chống tham nhũng, nhưng là đảng độc quyền chống tham nhũng. Mục đích là hi sinh một số đồng chí tham nhũng khác phe trong đảng để tuyên truyền, đồng thời bảo vệ các đồng chí tham nhũng cùng phe trong đảng.

Chương trình độc quyền chống tham nhũng của đảng CS có nhiều vùng cấm, Nguyễn Phú Trọng không dám bước vào, vì sợ vỡ đảng, vì không được phép của đàn anh Trung Quốc, vì cần duy trì là phe đa số ở trung ương nên không dám đụng vào nhiều ủy viên tham nhũng. Giống như những khẩu hiệu khác, đảng vẫn dối trá nói là chống tham nhũng không có vùng cấm.

Một vùng cấm là các đảng viên tham nhũng cùng phe trong đảng, Trọng không dám chặt tay chân bị ung thư. Võ Kim Cự, Bí thư Hà Tĩnh, tham nhũng nhiều tiền trong vụ nhà máy thép Formosa thuê đất và mặt biển 70 năm. Đảng kỷ luật Cự bằng cách ... cho làm Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã. Sau đó, Cự đem tiền đi đầu tư ở nước ngoài.

Năm 2016, Phạm Sỹ Quý được Chị là bà Trà, Chủ tịch Yên Bái, cho làm Giám đốc sở Tài nguyên môi trường, bao gồm quỹ đất của Tỉnh. Năm 2017, báo chí đưa tin Quý có một biệt phủ rộng hơn 13.000 m2. Đảng vào cuộc điều tra cũng không tìm ra nguồn tiền ở đâu để xây biệt phủ. Đảng kỷ luật Quý bằng cách ... cho làm Phó chánh văn phòng Hội đồng tỉnh Yên Bái. Bây giờ bà Trà lên chức Bộ trưởng Nội vụ, thì ra bà Trà ông Quý là "phe ta", những tham nhũng của họ được đảng cho chìm xuồng.

Một vùng cấm là yếu tố Trung Quốc (TQ). Hoàng Trung Hải nguyên là Phó thủ tướng và Bí thư Hà Nội, có biệt hiệu "Ông béo Nửa triệu đô", ăn nhiều tiền chạy dự án. Trong dự án Gang thép Thái Nguyên 2, tổng thầu MCC của TQ dừng thi công vào năm 2013, Hải ra lệnh vẫn trả tiền cho MCC mặc dù các hạng mục chưa hoàn thành. Việc điều tra Hải tham nhũng đi được 1 bước thì ngừng lại vì đàn anh TQ can thiệp, không muốn các "đường dây Trung Quốc" bị lộ ra. Đảng kỷ luật Hải bằng cách ... cho làm Phó ban Văn kiện đại hội 13.

Lê Thanh Hải nguyên là Bí thư Hồ Chí Minh, ăn đất Thủ Thiêm và phố vàng Quận 1. Việc điều tra Hải tham nhũng đi được 1 bước thì ngừng lại vì có liên hệ đến các doanh nghiệp Trung Quốc. Ông Trọng và đảng CSVN không dám bước vào vùng cấm Hải béo Hà Nội và Hải heo Hồ Chí Minh đã tạo ra 1 tiền lệ nguy hiểm, một số đảng viên vì ham lợi cá nhân sẵn sàng làm việc cho ngoại bang mà không sợ bị trừng phạt, những cán bộ trong các Đặc khu đang bước trên con đường đó.

Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông được khởi công xây dựng vào năm 2011, dự tính hoàn thành trong 4 năm với số vốn đầu tư 8.770 tỉ đồng (tương đương 440 triệu USD). Cuối cùng, nó được hoàn thành vào năm 2021, tức 10 năm sau, với số vốn bị đội lên 22.500 tỉ đồng, trong đó vay từ Trung Quốc 15.500 tỉ đồng. Ai ai cũng thấy là dự án này có nhiều sai phạm, muốn đảng tiến hành kiểm tra để đưa bọn tham nhũng vào tù. Nhưng Đại sứ TQ tại VN Hùng Ba lại nói rằng Đường sắt Cát Linh - Hà Đông tượng trưng cho tình hữu nghị Việt-Trung, cho nên nó trở thành 1 vùng cấm. Trọng và Ban kiểm tra sẽ không có can đảm bước vào vùng cấm này, cho thấy rõ đảng CSVN không dám trái lời Đại sứ TQ.

Tham nhũng nhiều quá, nhân dân Việt Nam không còn tin tưởng đảng cộng sản. Đảng viên suy nghĩ thế nào khi văn phòng Tổng bí thư là ổ tham nhũng ?

Trung tướng công an Phan Văn Vĩnh đến tuổi về hưu vào năm 2015. Vĩnh muốn bám ghế nên hối lộ Hồ Mẫu Ngoạt 7 triệu USD để sắp xếp, Ngoạt là Trợ lý phụ trách văn phòng Tổng bí thư, Ủy viên trung ương khóa 11. Làm hơn 1 năm, Vĩnh tham lam muốn ngồi tiếp nên hối lộ thêm 2 triệu USD cho Ngoạt. Lần này thì khác, các đồng chí công an muốn giành ghế của Vĩnh nên xì ra tin Vĩnh bảo kê đường dây đánh bạc trên mạng của Nguyễn Văn Dương, là con rể Bí thư Hà nội Phạm Quang Nghị. Sự việc vỡ lở, Vĩnh hối lộ Ngoạt thêm 5 triệu USD để "chạy tội". Các đồng chí giành ghế của Vĩnh đã leo lên lưng cọp nên phải đẩy Vĩnh vào tù, Ngoạt không chạy tội cho Vĩnh được nhưng không trả lại tiền cho gia đình Vĩnh.

Mới đây có vụ án Vũ nhôm hối lộ Đại tá công an Nguyễn Duy Linh, con trai Thượng tướng công an Nguyễn Văn Hưởng, qua môi giới của thầy bói Hồ Hữu Hòa. Ngoạt là Chú của Hòa. Thì ra 2 chú cháu Ngoạt và Hòa làm ăn trong các đường dây "chạy ghế" và "chạy tội".

Cán bộ tham nhũng của công làm thành của riêng cho gia đình họ. Mỗi khi có bão lụt, dịch bệnh, người dân Việt Nam chỉ biết trông cậy vào nhau. Nhiều người đóng góp thời giờ và tiền bạc làm việc thiện nguyện, không có lương, không dùng tiền từ thiện thuê nhân viên kế toán lo việc sổ sách nên khi tổng kết có phần lúng túng. Người dân góp nhiều tiền giúp đỡ đồng bào và có quyền chọn lựa nhóm từ thiện mà mình tin tưởng sẽ chuyển sự hỗ trợ đến tận tay người nghèo. Đảng CS tham lam muốn lấy số tiền đó và tiêu dùng như tiền ngân sách, nên cố ý gây khó khăn các tổ chức từ thiện và âm mưu để Mặt trận tổ quốc (MTTQ) độc quyền nhận tiền từ thiện.

MTTQ là một cơ quan chính trị của đảng CS, đảng chỉ định đảng viên điều hành nó từ trung ương xuống Phường, Xã. MTTQ không có hoạt động độc lập, nhân viên của nó ăn lương tháng từ đảng CS nên làm việc theo lệnh của đảng. Nó cũng được sử dụng để ngăn cản những người Việt Nam không cộng sản ứng cử vào Quốc hội. MTTQ chưa bao giờ minh bạch sổ sách, chưa bao giờ thông báo quyên góp được bao nhiêu tiền, đã giúp đỡ người dân nào, ở đâu, lúc nào? Vì là một tổ chức của đảng CS nên không có ai ngoài đảng được kiểm tra nó.

Đảng CS cũng đi ra nước ngoài xin tiền Việt kiều, những người đã rời quê hương để lánh nạn cộng sản. Một số người gởi tiền cho các tổ chức của Tòa đại sứ, rồi nó được chuyển về MTTQ, rồi không biết nó được chi tiêu như thế nào? Đảng CS cám ơn những người cho tiền nhưng người dân Việt Nam không cám ơn bởi vì chỉ một phần rất ít đến tay người dân, còn phần lớn bị đảng chiếm lấy để nuôi guồng máy đảng tàn bạo hơn. Các đảng viên trong MTTQ cũng tham nhũng nhiều như các đảng viên trong chính quyền nên một số tiền không nhỏ được cho vào túi bà con cán bộ khá giả.

Chương trình đảng CS độc quyền chống tham nhũng mấy chục năm qua là một thất bại, mức độ tham nhũng không giảm xuống mà còn tinh vi hơn. Có thể nói còn cộng sản độc tài là còn tham nhũng, người dân làm việc cực nhọc, đóng thuế, đóng phí mà không có tiếng nói. Các bằng chứng tham nhũng bị đảng cho là tài liệu "mật", người dân sử dụng thì bị bắt vào tù. Khi nào Việt Nam có tự do, dân chủ thì mới thoát được đại nạn cộng sản tham nhũng.

Trần Mai Trung
Tháng 11, 2021

(*) Đặng Chí Hùng, post trên trang mạng Bảo vệ cờ vàng.

13 October 2021

Trả tiền cho dân

Thế giới vừa trải qua làn sóng Covid thứ 4 do biến thể Delta. Đa số các quốc gia kiểm soát được tình hình dịch bệnh, không bị rối loạn. Lý do là họ đã học hỏi kinh nghiệm từ 3 làn sóng trước, chuẩn bị các biện pháp đối phó nếu dịch bệnh trở lại, chứ không đối phó bị động. Việt Nam thì rối loạn lớn, mấy chục triệu người bị phong tỏa mấy tháng trời. Tại sao khác nhau như vậy?

Dịch bệnh Covid bùng phát tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào cuối năm 2019. Suốt năm 2020, nhiều quốc gia xem việc chế ngự Covid là ưu tiên hàng đầu, hệ thống Y tế và chính quyền theo dõi tình hình dịch bệnh hàng ngày. Họ quan sát con virus Corona biến đổi từ Alpha đến Delta, họ cập nhật các phương pháp chống dịch theo thực tế, họ chế tạo vaccine ngừa bệnh. Chính quyền nước nào cũng đưa ra các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ tiền bạc để người dân yên tâm ở nhà nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Tại Việt Nam suốt năm 2020 thì khác hẳn, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ra lệnh cho chính quyền của đảng xem việc tổ chức Đại hội 13 đảng CS là ưu tiên hàng đầu. Chính quyền các cấp lo tổ chức nhiều tiểu hội cơ sở, mỗi nơi tụ họp hàng trăm người. Các đảng viên bỏ nhiều thời giờ suy nghĩ về việc giành ghế, giành chức vụ cho cá nhân họ, chứ không theo dõi sự biến chuyển của dịch bệnh. Thật là bất hạnh cho nước Việt Nam, bị độc quyền lãnh đạo bởi những người đặt quyền lợi cá nhân lên trên sức khỏe của toàn dân.

Hai bước quan trọng trong việc đối phó với dịch bệnh là ngăn chặn sự lây lan của nó và chế tạo ra thuốc trị bệnh hoặc ngừa bệnh. Các quốc gia bỏ ra nhiều công sức và tiền bạc để nghiên cứu thuốc. Giữa năm 2020 thì họ chế tạo được vaccine ngừa Covid và tiến hành thử nghiệm với nhiều người. Thời gian phát triển vaccine thông thường là 5 đến 10 năm, nhưng vì Covid là đại dịch đã làm 50 triệu người nhiễm bệnh và 1,5 triệu người chết vào lúc đó nên các chính phủ và công ty đã đầu tư hàng chục tỉ USD để đẩy nhanh tiến trình. Tháng 12-2020, các vaccine AstraZeneca, Pfizer, Moderna được chấp thuận sử dụng khẩn cấp tạm thời. Cuối năm 2020 thì nhiều quốc gia đặt mua vaccine và bắt đầu tiêm chủng cho dân chúng của họ.

Trong lúc chưa có vaccine thì các quốc gia sử dụng biện pháp giãn cách hoặc phong tỏa tạm thời để ngăn chặn sự lây lan của Covid. Bởi vì chính quyền ra lệnh cho hảng xưởng đóng cửa, cấm người dân đi làm việc, buôn bán cho nên nó phải đi đôi với chương trình hỗ trợ tài chánh cho dân chúng và doanh nghiệp. Nếu sự hỗ trợ tài chánh không đầy đủ thì việc phong tỏa chắc chắn thất bại, vì con người không thể sống bằng cách ăn không khí và khẩu hiệu. Nếu con trẻ bị đói khát thì cha mẹ sẳn sàng vi phạm luật lệ đi kiếm lương thực về cho con, không đảng và chính quyền nào có thể ngăn cản được chuyện đó.

Anh Quốc có 67 triệu dân, chính phủ đã cung cấp 70 tỉ bảng Anh (tương đương 2 triệu tỉ VND) đến dân chúng trong chương trình hỗ trợ tài chánh thời Covid. Người dân bị ảnh hưởng bởi dịch Covid điền một mẫu đơn ngắn trên mạng, câu cuối cùng là: Tôi cam đoan những thông tin trên là đúng. Không cần ai chứng nhận, không cần dấu đỏ, dấu đen của Phường/Xã, danh dự của người khai là đủ, chính phủ sẽ kiểm tra ngẫu nhiên sau (random check). Tiền được gởi trực tiếp đến người dân, không phân biệt giàu nghèo, thành phần có công với cộng sản. Mọi công dân đều đóng thuế và bình đẳng.

Chính phủ Việt Nam nói cũng có các gói hỗ trợ người dân, nhưng hơn 1 năm trôi qua, số tiền gởi đến dân chúng ít hơn 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ. Tại các nước không cộng sản, chính quyền tin người dân, đưa ra thủ tục đơn giản để người dân nhận tiền. Tại Việt Nam, đảng và chính quyền không tin người dân, đưa ra thủ tục phức tạp, phải đi qua nhiều tầng xét duyệt. Nhìn kỹ thì thấy đảng cộng sản không muốn gởi nhiều tiền đến dân chúng và cố ý tạo điều kiện cho đảng viên, cán bộ tham nhũng tiền hỗ trợ.

Đảng và chính quyền cộng sản không làm tròn nhiệm vụ của họ, chống dịch yếu kém, lại quay qua đổ lỗi là người dân không có ý thức (?) Xin nói lại là đảng và chính quyền không có ý thức khi phong tỏa Sài Gòn hơn 3 tháng mà không hỗ trợ người dân và doanh nghiệp đầy đủ, khi bắt buộc 10 triệu người bị ngoáy mũi xét nghiệm để tìm ra mấy chục người nhiễm Covid, khi bày ra nhiều luật lệ vô lý rồi đè người dân ra phạt để lấy tiền.

Đầu tháng 10-2021, hàng trăm ngàn người dân bỏ Hồ Chí Minh, Bình Dương để về quê. Dọc đường chỉ thấy dân giúp dân, một chút thực phẩm, nước uống để có sức đi đường. Đến huyện Thuận Nam tỉnh Ninh Thuận thì thấy có công an nhân dân đứng đợi, công an không phát thực phẩm, nước uống mà lại đưa cho mỗi người một tờ giấy phạt 5 triệu đồng vì vi phạm luật "ở đâu ở đó", dù bị đói cũng không được ra khỏi chuồng. Đại tá Nguyễn Thế Hùng, giám đốc công an Ninh Thuận cho biết việc phạt 5 triệu đồng là đúng qui trình. Dân nghèo không có tiền thuê nhà, chạy về quê thì bị công an phạt, thật là tàn nhẫn. Đảng và chính quyền không thông cảm hoàn cảnh của người dân thì đừng đòi hỏi người dân thông cảm với chính quyền.

Dân chúng làm sai "luật" thì bị phạt, còn đảng viên, cán bộ, quan chức làm sai "luật" thì sao? Nhiều người dân có đủ các điều kiện để nhận hỗ trợ tài chánh nhưng mấy tháng trôi qua họ vẫn không nhận được đồng nào, hoặc nhận được số tiền ít hơn theo qui định. Vì một lý do nào đó, vì làm việc lười biếng, vì tham nhũng, vì xảo trá, chính quyền đã làm sai các qui định do chính họ đưa ra.

Đảng không muốn dân chúng bỏ Hồ Chí Minh để về quê, ra lệnh cho công an cầm dùi cui, dựng hàng rào ngăn cản, người dân đã can đảm phá chốt nên được về quê. Số tiền hỗ trợ đúng ra đang ở trong túi người dân, nếu chúng ta can đảm đòi hỏi thì sẽ có. Chúng ta xem lại điều lệ của các gói hỗ trợ, người nào có đủ điều kiện thì có quyền đòi số tiền đó. Có thể bị trể mấy tháng nhưng chính quyền phải gởi đúng số tiền đến người dân theo đúng "luật".

Chúng ta có thể thực hiện quyền biểu tình theo Hiến pháp để đòi hỏi quyền lợi kinh tế của mình. Chúng ta có thể kiện ông Bộ trưởng Lao động thương binh ra tòa vì sao những người có đủ điều kiện lại không có tên trong danh sách nhận tiền, phải chăng ông ta đã vi phạm luật? Người dân và chính quyền bình đẳng trước pháp luật, chúng ta có thể kiện để buộc chính quyền phải gởi ngay số tiền hỗ trợ đến người dân theo đúng các chương trình đã công bố.

Hy vọng các Luật sư có lương tâm, có can đảm sẽ giúp người dân lập hồ sơ tiến hành khởi kiện để đòi lại quyền lợi tài chánh cho dân nghèo. Hy vọng có một đảng viên Chánh án can đảm, đồng ý mở vụ án để cho thấy nền Tư pháp Việt Nam có một chút độc lập. Đảng và chính quyền cộng sản không được ăn quỵt tiền của nhân dân, phải trả tiền cho dân.

Trần Mai Trung
Tháng 10, 2021

20 September 2021

Người não ngắn

Hắn là người có não ngắn, hắn lại tự cho là có "óc sáng tạo", hắn "phát minh" ra những điều kỳ lạ, chưa từng có ở Việt Nam, chưa từng có trên thế giới.

Điều 1, cấm người dân ra đường đi mua thực phẩm rồi bảo quân đội "đi chợ hộ" cho 10 triệu người. Nhìn các bộ đội trẻ, khi ở nhà thì cha mẹ họ đi chợ. 18 tuổi đi nghĩa vụ, nếu không là anh Nuôi thì cũng không đi chợ. Đùng một cái đảng bảo phải đi chợ cho 10 triệu người. Đọc phiếu đi chợ có những món họ chưa bao giờ ăn, chưa bao giờ thấy thì làm sao mua hộ được, vào chợ cứ đi qua đi lại để tìm kiếm, tốn nhiều thời giờ vàng bạc. Bởi vậy có nhiều gia đình không thấy thực phẩm đưa tới như chính quyền đã hứa.

Tại các quốc gia khác, mỗi khi có bão lụt hoặc dịch bệnh, quân đội cũng được huy động để giúp người dân. Họ đến cứu trợ chứ không đi chợ hộ. Họ phân phát nước uống, thực phẩm miễn phí đến mọi người trong khu vực bị ảnh hưởng, không phân biệt thành phần, giàu nghèo, nó đơn giản và công bằng. Tại Việt Nam thì đảng cộng sản khác người, không phát đồ cứu trợ cho dân, Người não ngắn sáng tạo ra trò "đi chợ hộ" để người dân phải trả tiền, và nó làm hư mọi chuyện, làm cho chính sách của đảng giống như truyện tiếu lâm.

Điều 2, đi ra đường phải có 5 loại giấy tờ. Người não ngắn Hà Nội ra lệnh người đi đường phải xuất trình: căn cước, lịch làm việc, lịch trực, văn bản phân công nhiệm vụ của cơ quan / doanh nghiệp và giấy đi đường do công an cấp. Phức tạp như vậy chưa đủ, Người não ngắn Hà Nội thay đổi 4 lần giấy đi đường trong 40 ngày. Hắn ta phân biệt 6 nhóm đối tượng được cấp giấy đi đường, đứng đầu nhóm ưu tiên 1 là Các cá nhân thực hiện nhiệm vụ chính trị gồm các cán bộ làm việc tại cơ quan đảng. Rõ ràng chống dịch thất bại là ở đây, người dân không cần đảng viên làm công tác đảng trong lúc này, người dân cần Bác sĩ, Y tá đến nhanh để cứu chữa bệnh nhân.

Hàng vạn công an, dân phòng đứng đường cũng không hiểu mục đích của việc điều hòa giãn cách. Họ chận xét và làm khó người dân, gây ra cảnh ùn tắc giao thông, phá hoại chương trình giãn cách xã hội. Công an, cán bộ làm như ông trời con, muốn nói gì thì nói. Người não ngắn Nha Trang nói rằng "bánh mì không phải là thực phẩm", bắt người đi mua bánh mì về Phường làm việc. Người não ngắn Vũng Tàu ra qui định các trường hợp đi khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu phải có giấy phép của Ủy ban Phường. Bí thư Phường biết gì về Y khoa mà cho phép? Mỗi nơi sáng tạo ra "luật đi đường" riêng để kiếm tiền phạt.

Điều 3, bệnh nhân đến bệnh viện không được nhận vào vì hết chỗ, Người não ngắn lại ra lệnh cho nhân viên Y tế phải xét nghiệm 8 triệu người Hà Nội trong vòng 1 tuần để tìm thêm bệnh nhân mới. Bệnh viện hết chỗ, bệnh nhân mới bị bắt vào các Trại cách ly tập trung (CLTT), có mấy Trại ở Bình Dương giam giữ hơn 10.000 bệnh nhân. Người não ngắn chỉ nghĩ đến chuyện bắt người dân vào Trại, rồi không chịu nghĩ dài thêm là người trong Trại CLTT sẽ sống như thế nào?

Có những Trại quá đông bệnh nhân, trong nhà hết chỗ, người mới vào phải nằm ở hành lang. Rồi hành lang hết chỗ, bệnh nhân mới phải nằm ở gốc cây để tránh mưa nắng. Nếu không may có bệnh khác Covid thì tìm Bác sĩ không ra, không có thuốc men, chỉ biết nằm chịu trận. Thực phẩm, nước uống cũng thiếu, tạo ra cảnh tranh giành, đụng chạm. Vào Trại thấy tập trung nhiều hơn cách ly, nên số người bị lây nhiễm nhau lên cao. Người não ngắn thích đi tìm bệnh nhân mới hơn là lo cứu chữa bệnh nhân đang có.

Điều 4, tiêm vaccine ngừa Covid cho cán bộ, đảng viên làm việc trong văn phòng trước các nhân viên Y tế và người cao tuổi. Tại các nước văn minh, ưu tiên 1 dành cho những người dễ bị tổn thương vì Covid là các người cao tuổi, họ có sức đề kháng yếu. Sau đó là những người phải tiếp xúc với nhiều người, ưu tiên là nhân viên Y tế vì họ phải tiếp xúc với người bệnh. Sau đó là cảnh sát, nhân viên giao thông vận tải, cửa hàng thực phẩm, công nhân làm việc gần nhau trong nhà. Các viên chức chính quyền, kể cả Bộ trưởng, không có ưu tiên, họ được chích chung với người dân theo thứ tự của tuổi.

Tại Việt Nam thì đảng CS ra lệnh cho chính quyền lén lút mua vaccine Âu Mỹ về chích cho cán bộ, đảng viên làm việc ở Trung ương đầu tiên. Hãy suy nghĩ về sự bất công, cán bộ CS làm việc trong văn phòng tiếp xúc ít người thì được tiêm vaccine trước. Anh chị em Shipper ra đường tiếp xúc nhiều người thì mấy tháng sau mới được chích. Người não ngắn Hồ Chí Minh ra lệnh Shipper phải xét nghiệm mỗi 3 ngày và tự trả tiền. Mấy chục ngàn công an, dân phòng đứng đường và ngồi chốt có phải xét nghiệm mỗi 3 ngày và tự trả tiền không? Đè ông Mãi ra ngoáy mũi test Covid mỗi 3 ngày xem ông ta chịu nổi bao lâu?

Điều 5, trong lúc khẩn cấp, tiền hỗ trợ phải đi qua 4 tầng xét duyệt mới tới được người dân. Tổ trưởng lập danh sách, ông/bà Tổ trưởng không được huấn luyện về hành chánh nên không biết có dư ai thiếu ai không? Rồi gởi danh sách lên Phường/Xã, họ thêm người này bớt người kia. Rồi gởi lên Quận xét. Rồi gởi lên Tỉnh/Thành phố xét. Rồi gởi lên Bộ lao động thương binh xét. Tiền được gởi trở xuống, đi qua 4 tầng nên một số tiền bị "rơi rớt" dọc đường. Bởi vậy có người nhận 1,5 triệu, có người nhận 800 ngàn, có người không nhận được đồng nào.

Tại các quốc gia khác, người dân điền đơn và gởi qua mạng đến Bộ lao động. Nếu đủ các điều kiện theo qui định thì Bộ gởi tiền trực tiếp đến người dân. Người gởi tiền và người nhận tiền không biết nhau và không gặp nhau. Xin đừng quên là trước dịch Covid thì guồng máy cán bộ cộng sản VN đã tham nhũng như một bầy sâu. Một điều đáng buồn là họ vẫn tiếp tục tham nhũng trong lúc dịch bệnh. Trể còn hơn không, Việt Nam cần phải xóa bỏ cơ chế 4 tầng trung gian ăn hại và ăn chận tiền của nhân dân.

Tiền hỗ trợ đến từ ngân sách do người dân đóng thuế, nhận tiền hỗ trợ là quyền lợi của người dân. Đảng và chính phủ làm việc yếu kém, nhiều người dân vẫn chưa nhận được đồng nào. Bởi vậy nhiều người phải vay mượn tiền của anh em, bạn bè để trang trải các chi phí trong thời gian bị phong tỏa. Chính quyền phải mau chóng gởi tiền đến người dân, và gởi đầy đủ số tiền mỗi người được hưởng theo qui định, kể cả hồi tố (retroactive) số tiền chưa nhận được.

Chống dịch Covid thất bại là vì đảng và chính quyền không đồng hành cùng nhân dân. Người dân đã hi sinh rất nhiều, bị thiệt hại rất nhiều, trong khi đó đảng và chính quyền CS không làm tròn nhiệm vụ của họ, số tiền hỗ trợ người dân còn ít hơn 12 dự án thua lỗ ngàn tỉ. Đảng cấm dân chúng ra đường làm việc, buôn bán, nhưng không miễn tiền điện, tiền nước trong thời gian người dân phải ở nhà, đây là 1 thí dụ đảng CS không đồng hành cùng nhân dân chống dịch. Chính quyền bắt doanh nghiệp ngưng hoạt động, nhưng không miễn tiền thuế, tiền phí trong thời gian hảng xưởng đóng cửa, đây là 1 thí dụ chính quyền CS không đồng hành cùng doanh nghiệp chống dịch.

Người não ngắn cộng sản VN "phát minh" ra những điều kỳ quái, phản khoa học và làm khổ dân chúng. Thêm vào đó, một số lãnh đạo CSVN muốn lấy lòng đàn anh Trung Cộng nên đã thi hành các hướng dẫn của đàn anh như là xét nghiệm Covid toàn thành phố, bắt người dân vào giam giữ ở các Trại cách ly tập trung (không có thuốc men). Kết quả là dịch bệnh kéo dài, nhiều Tỉnh thành bị phong tỏa, có nơi bị phong tỏa hơn 3 tháng, tàn phá nền kinh tế VN, phá hoại cơ hội các công ty Âu Mỹ di chuyển hảng xưởng từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Đảng CS có nhiều Người não ngắn, chống dịch theo khẩu hiệu chính trị hơn là kiến thức chuyên môn, nên đã đưa ra những quyết định vô lý và phản tác dụng, gây tai hại cho toàn xã hội. Nếu chúng ta cứ để Người não ngắn ngồi trên đầu độc quyền lãnh đạo thì chúng ta còn khổ dài dài.

Trần Mai Trung
Tháng 9, 2021

30 August 2021

30 năm đời ta mất đảng

Đảng cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) thành lập chế độ cộng sản đầu tiên trên thế giới vào năm 1917 và nó tồn tại được 74 năm. Trong 30 năm đầu của chế độ, CSLX đi lẻ loi một mình, không có nước nào khác đi theo cộng sản. Sau đệ nhị thế chiến năm 1945, bàn cờ thế giới thay đổi, đảng CS làm chủ được các nước ở Đông Âu với sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô đang có mặt tại đó.

Hoa Kỳ rút khỏi Việt Nam năm 1975 và tập trung phát triển nước họ. 15 năm sau, nền kinh tế và khoa học Hoa Kỳ phát triển vượt bậc, sản xuất dư hàng hóa cho dân chúng, nhiều người có máy tính cá nhân. Các đồng minh của Hoa Kỳ ở Tây Âu và Nhật Bản cũng phát triển nhanh. Trong khi đó, Liên Xô, Trung Quốc và các nước cộng sản đàn em có đà phát triển chậm chạp, sản xuất không đủ hàng hóa cho dân chúng, người dân phải xếp hàng để mua thực phẩm. Nền kinh tế xã hội chủ nghĩa không ưu việt như tuyên truyền.

Trước tình thế đó, Tổng bí thư (TBT) Mikhail Gorbachev tiến hành chương trình cải cách Glasnost và Perestroika để bảo vệ chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, nó dẫn đến năm 1989 nhiều biến động và năm 1991 quyết định.

Sau 10 năm xâm lăng Afghanistan và bị nhân dân Afghanistan đánh trả, Liên Xô phải rút quân đội về nước vào tháng 2-1989. Cuộc chiến 10 năm đã làm chết 15.000 binh sĩ Liên Xô và 1 triệu người Afghanistan. Sự rút lui này cho thấy chủ nghĩa Marx-Lenin không là vô địch và một nước cộng sản có thể trở thành không cộng sản.

Cho đến đầu năm 1989 có 80.000 quân lính Liên Xô đang đóng ở Hungary. Thấy quân đội Liên Xô rút khỏi Afghanistan, tháng 3-1989 TBT đảng CS Hungary là Karoly Grosz yêu cầu Gorbachev rút quân về nước để đảng CS có tính chính danh với nhân dân. Mệt mỏi với nhiều chi phí cho các nước đàn em, Gorbachev đồng ý sẽ tiến hành.

Đảng CS tổ chức bầu cử không giống các quốc gia khác, đảng độc quyền giới thiệu người ra ứng cử, đảng độc quyền tổ chức và kiểm soát cuộc bầu cử, đảng cũng cho ra con số phần trăm người đắc cử đạt được. Tháng 5-1989, đảng CS Đông Đức tổ chức bầu cử "Hội đồng nhân dân" các địa phương. Mặc dù bị mật vụ Stasi đàn áp khốc liệt, một số người dân đòi hỏi theo Hiến pháp và được tham gia quan sát cuộc bầu cử.

Họ cho biết, có từ 9% đến 10% bỏ phiếu "chống" các ứng cử viên của đảng. Khi những con số được công bố rằng kết quả bầu cử là 98,5% hoặc 99% thì ai ai cũng thấy là ngụy tạo. Tức giận khi thấy lá phiếu của mình bị gian lận, những người dân Đức dũng cảm đã biểu tình tối thứ Hai hàng tuần để đòi hỏi minh bạch trong bầu cử, mới đầu có vài trăm người, rồi lên đến mấy ngàn người.

Khi chưa nắm chính quyền thì đảng CS là bạn của giai cấp công nhân nhưng khi nắm được chính quyền thì đảng CS là ông chủ của anh chị em công nhân. Bởi vậy công nhân Ba Lan không tin tưởng Tổng liên đoàn lao động của đảng mà thành lập Công đoàn Đoàn kết để đòi hỏi quyền lợi cho giới công nhân. Trước sự bất hợp tác của nhân dân, nền kinh tế đi xuống, đảng CS Ba Lan phải tổ chức một cuộc bầu cử "tương đối tự do".

Hạ viện (Sejm) có 100 ghế thì người dân được tranh cử tự do 35 ghế, còn 65 ghế thì dành riêng cho đảng CS và các tổ chức ngoại vi của đảng. Thượng viện có 100 ghế thì tranh cử tự do. Ngày bầu cử 4-6-1989, Công đoàn Đoàn kết được nhân dân bầu 33/35 ghế ở Hạ viện và 99/100 ghế ở Thượng viện. Đảng CS vẫn nắm chính quyền nhưng lòng dân đã rõ.

Những đảng viên CS có suy nghĩ đặt vấn đề bây giờ theo đảng hay theo dân? Ngày 24-8-1989, Hạ viện Ba Lan bầu một lãnh tụ của Công đoàn Đoàn kết là nhà báo Tadeusz Mazowiecki làm Thủ tướng. Chính phủ Mazowiecki hợp pháp hóa các quyền tự do dân sự và đa nguyên đa đảng, Ba Lan thay đổi từ cộng sản sang dân chủ trong hòa bình, toàn dân vui mừng.

Đảng CS cai trị Đông Đức 44 năm, cơ quan mật vụ Stasi theo dõi người dân vào tận phòng ngủ. Họ gọi người chồng đến khai báo về người vợ, rồi gọi người vợ đến khai báo về người chồng, tạo ra sự nghi ngờ, chia rẽ vợ chồng người ta. Một số người Việt Nam có dịp đến Đông Đức thì thấy mức sống kinh tế cao hơn Việt Nam nhiều, nhưng người dân vẫn bỏ Đông Đức đi tị nạn ở Tây Đức, bởi vì Đông Đức không có tự do. Từ tháng 6 đến tháng 11-1989, 100.000 người Đông Đức chạy đi tị nạn ở Tây Đức.

Họ phải đi đường vòng Đông Đức - Hungary - Áo - Tây Đức, hoặc là Đông Đức - Tiệp Khắc - Tây Đức. Tối ngày 9-11-1989, người dân không muốn đi đường vòng xa xôi nữa, 20.000 người kéo tới các trạm biên giới dọc theo Bức tường Bá Linh và đòi hỏi được "đi thăm" Tây Đức. Trước khí thế của đông đảo nhân dân, đảng CS không dám có phản ứng, người dân tràn qua biên giới, bức tường hầu như biến mất. Sự sụp đổ của Bức tường Bá Linh kéo theo sự sụp đổ của chế độ cộng sản, các nước Đông Âu thay đổi thể chế sang Dân chủ, không một tiếng súng.

Ngoại trừ Romania, có súng nổ và đổ máu, bởi vì TBT Nicolae Ceausescu 71 tuổi muốn tiếp tục cai trị với bàn tay sắt. Thành phố Timisoara có Mục sư Laszlo Tokes thuộc Giáo hội Cải cách, ông là người ngay thẳng nên bị chính quyền và hàng giáo phẩm thỏa hiệp không thích. Ngày 15-12-1989 ông bị cách chức và đuổi khỏi nhà, mấy chục giáo dân đã tới chia sẻ với ông, rồi nhiều người dân trong thành phố kéo đến và bày tỏ sự bất bình. Ngày hôm sau thì cuộc tụ họp biến thành cuộc biểu tình Đả đảo độc tài. Sáng ngày 17, công an và mật vụ Securitate tiến hành bắt người, gây ra cảnh hỗn loạn. Đoàn biểu tình có khoảng 2.500 người rời nhà thờ đi về trung tâm thành phố, đi qua trụ sở đảng thì họ xông vào đập phá.

Ceausescu ra lệnh đàn áp bằng bạo lực, đêm 17-12 binh sĩ và mật vụ bắn vào người dân, làm chết 60 người và bắt đi 700 người. Tin tức từ Timisoara lan ra làm xôn xao cả nước. Ngày 21, đảng CS tổ chức một cuộc mít-tinh lớn ở Thủ đô Bucharest để chứng tỏ đảng còn mạnh, các phường xã, cơ quan được lệnh cử người tới cho đông, lên đến 100.000 người. Khi Ceausescu đang đọc diễn văn thì có những tiếng hô nhỏ Ti-mi-soa-ra và càng lúc càng vang to. Miệng Ceausescu đông cứng lại, rồi luống cuống rời khán đài. Người dân Thủ đô hân hoan túa ra đường. Lúc 6 giờ chiều thì công an và mật vụ bắn súng giải tán người dân, làm cho mấy chục người chết, nhưng dân chúng vẫn trụ lại ở nhiều nơi. 

9 giờ sáng ngày 22-12, Ceausescu kết tội Bộ trưởng Quốc phòng Vasile Milea là "phản quốc" vì không ra lệnh cho binh sĩ bắn vào dân chúng, Milea chết 1 giờ sau đó. Tin tức loan ra, quân đội không ủng hộ Ceausescu nữa, dân chúng ùa vào trụ sở đảng. 12 giờ trưa, Ceausescu và vợ lên trực thăng chạy trốn khỏi Bucharest. Ceausescu cai trị Romania 24 năm, đã ra lệnh bắt vào tù và giết hại nhiều người nên không được lòng dân. Khi chạy trốn phải tránh mặt nhân dân, trốn được 6 giờ thì bị các đồng chí báo cho quân đội bắt vào trại lính. Ngày 25-12-1989, Ceausescu và vợ bị xử tử trong trại lính Targoviste.

Nước Nga có một người đặc biệt là Boris Yeltsin. Ông xuất thân từ gia đình nông dân, lớn lên ông tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng tại Đại học Bách khoa Ural ở Sverdlovsk vào năm 1955. Năm 1961 ông gia nhập đảng CSLX. Năm 1985 Yeltsin làm Bí thư thành ủy Moskva, rồi là Ủy viên Bộ chính trị. Ông ủng hộ chương trình cải cách Glasnost và Perestroika của Gorbachev, nhưng về sau thì chỉ trích là nó được tiến hành quá chậm. Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội đã 70 năm mà người dân vẫn phải xếp hàng để mua thực phẩm, Yeltsin thấy rằng đảng CS không phải là giải pháp của vấn đề, ông thông báo bỏ đảng tại Đại hội 28 của đảng CSLX vào tháng 7-1990. Ngày 12-6-1991, nhân dân bầu Yeltsin làm Tổng thống Cộng hòa Nga.

Những người Moskva dậy sớm ngày 19-8-1991 không nghe những chương trình phát thanh thường lệ lúc 6 giờ sáng, họ nghe các thông báo của Ủy ban Đảo chánh cầm đầu bởi các lãnh đạo đảng như Phó tổng thống Yanayev, Thủ tướng Pavlov, Bộ trưởng Quốc phòng Yazov, Bộ trưởng Nội vụ Pugo, Trùm mật vụ KGB Kryuchkov. Gorbachev thì đã bị nhóm đảo chánh bắt và giam lỏng tại nơi ông đang nghĩ hè ở Foros (Crimea) vào tối hôm trước.

Tại dacha của Yeltsin ở gần Moskva cũng có một toán Alpha của KGB canh giữ, nhưng vì một lý do mà đến bây giờ vẫn chưa rõ, Yeltsin không bị bắt và giam lỏng như Gorbachev. Sáng ngày 19, Yeltsin và ê-kíp của ông vào ở trong Quốc hội Nga, rồi họ hình thành một nhóm chống đảo chánh. Phe đảo chánh đưa binh lính và xe tăng vào Moskva, Yeltsin ra Tuyên bố công khai phản đối đảo chánh. Quân đội đến bao vây Quốc hội nhưng không tấn công. Vào buổi chiều, đông đảo người dân Moskva tụ họp xung quanh Quốc hội để bảo vệ.

Ngày 20-8, phe đảo chánh quyết định sẽ tấn công vào Quốc hội tối hôm đó. Tham gia cuộc tấn công là các đơn vị Alpha, Vympel của KGB, các đơn vị OMON, ODON của cảnh sát đặc biệt, các đơn vị Nhảy dù, các đơn vị xe tăng Tamanskaya. Bên chống đảo chánh gồm nhiều thường dân không có súng đạn, họ dùng các xe buýt hành khách và xe rửa đường phố làm rào cản xe tăng.

1 giờ sáng ngày 21-8, quân đội tấn công, người dân chống lại. Dmitry Komar, 22 tuổi, cựu chiến binh Afghan, cố gắng ngăn cản xe tăng bị cán chết. Vladimir Usov, 37 tuổi, kinh tế gia, chạy đến cứu bạn thì bị bắn chết. Súng nổ trong hỗn loạn, Ilya Krichevsky, 28 tuổi, kiến trúc sư, bị bắn chết và nhiều người dân bị thương. Máu của nhân dân đã đổ, cả 2 bên đều kinh hoàng và khựng lại.

8 giờ sáng ngày 21, quân đội rời Moskva. Nhóm cầm đầu đảo chánh lúng túng, không biết phải làm gì. 5 giờ chiều, Phó tổng thống Cộng hòa Nga là Alexander Rutskoi cùng một nhóm sĩ quan mang theo vũ khí bay đi Foros để giải cứu Gorbachev. 2 giờ sáng ngày 22-8, Gorbachev trở về Moskva với Rutskoi, cuộc đảo chánh hoàn toàn thất bại.

Cuộc đảo chánh 19-8 của những đảng viên trung kiên thích bạo lực là giọt nước làm tràn ly, kết thúc đảng cộng sản Liên Xô. Ngày 6-11-1991, Tổng thống Yeltsin ban hành Nghị định cấm đảng CS hoạt động trên lãnh thổ Cộng hòa Nga, đảng CSLX tan rã trong âm thầm sau 74 năm độc quyền cai trị Liên Xô.

Thấm thoát 30 năm trôi qua, nói chuyện với các cựu đảng viên CS Nga, Ba Lan, Đông Đức, đa số công nhận người không cộng sản nhân đạo hơn người cộng sản, không bắt người bị thua vào tù cải tạo, các cựu viên chức, công an, quân nhân vẫn có quyền công dân đầy đủ như mọi người. Trước kia, trong guồng máy tham nhũng, nếu không tham gia thì bị cấp trên nghi ngờ, bị cô lập, nếu cùng tham nhũng thì khi bể chuyện bị làm con dê tế thần. Bây giờ, bị mất đặc quyền đặc lợi của đảng viên nhưng không phải tranh giành, lo sợ. Không còn cảnh phải đồng ý và thi hành những quyết định vô lý, tàn ác của lãnh đạo.

Nói chuyện với những người dân Ukraine, Hungary, Tiệp Khắc đã sống dưới chế độ cộng sản, hầu hết yêu thích xã hội ngày nay hơn trước kia. Bây giờ chính quyền không có quyền bắt người dân vào tù vì phát biểu chính trị, cho nên họ chịu nghe ý kiến của người dân hơn, nếu không thì người dân sẽ bỏ phiếu cho đảng khác là họ phải rời chính quyền. Mọi công dân bình đẳng với nhau, không phân biệt đảng phái, giai cấp, tôn giáo. Người dân được làm những gì mình thích chứ không bị bắt buộc phải làm những gì đảng thích. 30 năm đời ta mất đảng thật là hạnh phúc.

Trần Mai Trung
Tháng 8, 2021

Tham khảo: 
  Revolution 1989 - The Fall of the Soviet Empire. Victor Sebestyen.
  Cách mạng 1989 - Đế quốc Xô-Viết sụp đổ. Phan Trinh.

17 August 2021

Chúng ta muốn sự công bằng

Nền kinh tế thế giới tăng trưởng 2.3% trong năm 2019. Sang năm 2020 thì bị -3.6%, lý do là vì đại dịch Covid xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc. Hầu hết các quốc gia đều có những chương trình hỗ trợ dân chúng và phục hồi kinh tế. Chỉ riêng số tiền gởi trực tiếp tới người dân là mấy chục tỉ đến mấy trăm tỉ mỹ kim cho mỗi quốc gia.

Tháng 3-2020, chính quyền CSVN cũng có gói hỗ trợ 62 ngàn tỉ đồng (3 tỉ mỹ kim) cho dân chúng và doanh nghiệp. Hơn 1 năm sau, đến tháng 5-2021 thì gởi được 14 ngàn tỉ đồng tới người dân (tức 22%). Như vậy thì ai ăn ai nhịn, vì có hàng chục triệu người bị mất việc làm, mất thu nhập vì Covid.

Đảng biện hộ là vì thời gian xét duyệt quá lâu. Tại sao phải xét duyệt trước? Ở các nước Âu Mỹ, chính quyền tin tưởng người dân, khi người dân nói là bị mất thu nhập vì Covid là chính quyền gởi tiền đến người dân trước rồi sẽ kiểm soát lại sau. Qua dịch bệnh mới thấy là đảng không tin tưởng nhân dân, chính quyền CS nghi ngờ nhân dân, xét duyệt mấy tháng trời rồi mới đưa tiền.

Một điều bi hài nhất là người nào có quyền xét duyệt, người nào lập danh sách những người dân được hỗ trợ? Xin thưa đó là các cán bộ đảng viên tham nhũng chưa bị lộ. Bởi vậy không phải là ngẫu nhiên khi danh sách người được hỗ trợ có tên của nhiều bà con, phe đảng của các quan chức. Trong khi đó hàng triệu người dân lao động thật sự đã không nhận được 1 đồng hỗ trợ nào trong hơn 1 năm qua.

Đảng CS cai trị đất nước theo chế độ độc tài, Bộ công an trả lương hàng tháng cho hơn 1 triệu công an, mật vụ, dân phòng để theo dõi nhân dân. Họ biết người dân lao động sinh sống ở đâu, lợi tức thấp như thế nào, vậy mà họ đặt ra nhiều luật lệ làm khó nhân dân. Một người lao động tự do có gánh xôi buôn bán hàng ngày, bị mất thu nhập vì dịch Covid, cán bộ không tin lời khai của người dân mà đòi hỏi phải có chứng nhận của cơ quan nào đó thì mới ghi tên vào danh sách được hỗ trợ.

Đảng là thủ phạm tạo ra cơ chế xin-cho. Quan chức, cán bộ có quyền cho tiền từ ngân sách chung của đất nước, nhân dân thì phải đi xin quyền lợi của mình từ ngân sách được tạo nên do sự đóng thuế của nhân dân. Quan chức, cán bộ lại là những người tham nhũng chưa bị lộ nên đã gây ra nhiều bất công trong xã hội.

Luật lệ cũng không công bằng, nhân dân phải tuân thủ 5K, lãnh đạo đảng không tuân thủ 5K cũng không sợ bị công an đến bắt. Trong lúc dịch bệnh lên cao, các lãnh đạo đảng về Hà Nội họp Quốc hội bù nhìn vào cuối tháng 7-2021, họ không đi cách ly 14 ngày theo quy định. Vào hội trường, họ ngồi gần nhau ít hơn 2 mét cũng không sao, còn người dân đi nhận cơm từ thiện đứng cách nhau hơn 2 mét thì bị cấm đoán.

Cuối tháng 5-2021, Hồ Chí Minh bị giãn cách xã hội, đóng cửa các chợ và sau đó là phong tỏa toàn thành phố, đến nay đã hơn 2 tháng. Các quyết định 15, 16 nêu ra những điều cấm và chấm hết, đó là các quyết định vô trách nhiệm, không phải từ một chính quyền vì dân. Hai tháng qua, người dân không được ra khỏi khu vực thì lấy thực phẩm ở đâu mà ăn? Không được đi làm việc thì lấy tiền đâu để trả các chi phí hàng ngày? Đảng và chính quyền không lo chuyện đó mà để cho nhân dân tự lo, mặc dù chính quyền là người ra lệnh phong tỏa.

Sau khi chịu đựng một thời gian, mấy chục ngàn người dân lao động đành bỏ thành phố chạy về quê vì không còn tiền. Hỏi thăm thì mới biết là hầu hết không nhận được 1 đồng nào từ chính quyền, thật là bất công. Các con số về hỗ trợ là không có thật, số tiền hỗ trợ chạy đi đâu? Có sự gian lận ở đây.

Chậm còn hơn không, đảng CS phải nhận lỗi và trách nhiệm của mình. Ra lệnh cho công an, dân phòng đi phân phát thực phẩm, nước uống cho mọi người trong các khu vực bị phong tỏa, thay vì lo canh chừng và rượt đuổi để phạt người dân. Chấm dứt việc phân chia nhân dân làm nhiều thành phần, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng với nhau, gởi tiền hỗ trợ đến tất cả người dân đang bị giãn cách, không cần mấy cái danh sách vô lý của cán bộ.

Một số người trông mong vào lòng tốt của đảng, nhưng nếu đảng CS muốn thống trị nhân dân chứ không muốn phục vụ nhân dân thì phải chăng người Việt Nam chỉ biết than khóc, tháo chạy? Thật bất hạnh cho cuộc sống của chúng ta.

Vùng lên! Hỡi các nô lệ ở thế gian
Vùng lên! Hỡi những cực khổ bần hàn

Khi chưa cướp được chính quyền, đảng CS dùng bài hát này kêu gọi nhân dân lao động xuống đường chống chính quyền đương thời. Ngày nay, sau khi đảng độc quyền cai trị đất nước hơn 40 năm, xã hội Việt Nam vẫn còn đầy rẫy bất công, nếu không có gì thay đổi thì những bất công này sẽ tiếp tục.

Trần Mai Trung
Tháng 8-2021

15 July 2021

Người lãnh đạo thất bại

Lái xe từ Hồ Hoàn Kiếm đến công viên Lenin, rồi quẹo phải đi về hướng Hồ Trúc Bạch, dọc đường thấy có mấy tấm bảng viết: đảng cộng sản VN là người lãnh đạo, tổ chức mọi thắng lợi. Không biết cái khẩu hiệu này nói đúng sự thật không?

Dịch bệnh Covid bắt đầu tại thành phố Vũ Hán ở Trung Quốc (TQ) cuối năm 2019. Đầu năm 2020 thì lây lan sang Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Khi tai họa mới xãy ra, các nước Âu Mỹ muốn gởi bác sĩ đến Vũ Hán để tìm hiểu con virus này nhưng đảng CSTQ từ chối không cho vào, các nước muốn có thông tin về virus thì TQ cung cấp không đầy đủ. Tháng 2-2020, nhiều người dân ở nước Ý bị nhiễm Covid, hàng ngàn người chết trong 1 tháng, đến lúc này các bác sĩ mới có đủ dữ kiện để nghiên cứu thuốc chống lại nó.

Trong giai đoạn đầu, vì không biết rỏ các đặc tính của virus Corona này nên chính quyền nhiều nước áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa xã hội. Tại vì chính quyền ra lệnh cấm người dân ra đường làm ăn, buôn bán cho nên chính quyền các nước phải gởi một số tiền đến nhà người dân để họ trang trải chi phí cuộc sống hàng ngày, bởi vì mọi người vẫn phải ăn uống, trả tiền thuê nhà, tiền điện nước. Người dân điền một mẫu đơn trên mạng với khoản 5 câu hỏi là chính phủ gởi tiền thẳng vào trương mục ngân hàng trong vòng 1 tháng, theo nguyên tắc gởi tiền trước, xét duyệt sau. Nếu sau này tìm ra người nào khai không đúng sự thật thì phải trả lại tiền.

Phong tỏa xã hội là hạ sách, chỉ áp dụng trong ngắn hạn bởi vì chi phí rất cao và ảnh hưởng xấu đến tinh thần của mọi người. Chỉ riêng số tiền gởi đến nhà người dân là mấy chục tỉ đến mấy trăm tỉ mỹ kim cho mỗi quốc gia. Chưa kể đa số hảng xưởng phải đóng cửa, không làm ra của cải. Giải pháp lâu dài là tìm ra thuốc chửa bệnh hoặc ngừa bệnh Covid. Các nước Âu Mỹ thấy rõ điều này nên đã bỏ ra những số tiền lớn để nghiên cứu chế ra thuốc, mở rộng các nhà máy sản xuất thuốc, thành lập hệ thống phân phối và tiêm chủng thuốc.

Trong năm 2020, nhiều quốc gia đặt vấn đề chống dịch Covid là ưu tiên hàng đầu. Họ theo dỏi, đánh giá, chọn lựa các loại thuốc. Họ chuyển ngân sách đặt mua thuốc sớm vì cầu nhiều hơn cung. Cuối năm 2020, họ bắt đầu nhận vaccine ngừa Covid và tiến hành tiêm chủng cho dân chúng. Chi phí mua thuốc và tiêm chủng đến từ ngân sách do người dân đóng thuế hàng năm, chính quyền không thâu thêm tiền lần thứ 2.

Trong năm 2020, đảng CSVN chỉ đạo chính quyền đặt đại hội 13 của đảng là ưu tiên hàng đầu, chi tiêu nhiều tiền ngân sách cho đại hội. Lãnh đạo đảng bỏ thời giờ lo suy nghĩ mưu kế để giành ghế, giành quyền lợi cho phe nhóm. Phú Trọng suy nghĩ mưu kế để ngồi thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Trọng bỏ thời giờ kéo Quốc Vượng lên làm nhân vật số 2, nhưng Trọng thất bại và Vượng biến mất. Xuân Phúc suy nghĩ mưu kế để giành ghế Tổng bí thư nhưng thất bại. Kim Ngân muốn ngồi tiếp mặc dù đã già 66 tuổi cũng thất bại. Kẻ thắng lợi là anh chị Trung Quốc khi bất ngờ kéo được thằng em Minh Chính lên làm Thủ tướng.

Sang năm 2021, trong khi thế giới lo tiêm chủng vaccine cho dân chúng thì đảng CSVN lo biểu diễn vở kịch dân chủ. Người dân không cần có Quốc hội bù nhìn, đảng đã chỉ định người nào làm Chủ tịch quốc hội, người nào vào Ban thường vụ, người nào được ứng cử, người nào không được ứng cử, thì tổ chức bầu cử để làm gì? Đảng ép buộc mấy chục triệu người VN phải tụ họp đi bầu Quốc hội bù nhìn trong thời dịch bệnh đã dẫn đến cao điểm Covid lần 4.

Đảng CS tự khoe là sáng suốt, tài tình, nhưng 18 tháng rồi mà không tìm ra được giải pháp nào chấm dứt nạn Covid. Giữa năm 2021, nhiều quốc gia đang trở lại sinh hoạt bình thường, tại Việt Nam thì Hồ Chí Minh bị Covid tấn công, 10 triệu người bị cấm ra đường làm việc, không có thu nhập, thiếu lương thực. Nhìn tình trạng dịch bệnh hiện nay thì thấy đảng CS không tài giỏi gì, tụt phía sau các nước khác trong việc chống Covid, có thể nói đảng cộng sản VN là người lãnh đạo, tổ chức mọi thất bại.

Lãnh đạo CS giống như người từ hành tinh khác đến cai trị nước Việt Nam, họ sống trong những căn hộ sang trọng có máy lạnh, không nghe và không thấy nhân dân lao động phải ra đường kiếm ăn hàng ngày như thế nào. Họ có nhiều tiền trong ngân hàng, nếu bị phong tỏa thì họ vẫn sống đầy đủ. Do đó lãnh đạo đảng nhẹ nhàng cho ra quyết định 15, 16, lập đi lập lại phong tỏa xã hội, giãn cách xã hội, họ lười biếng chọn cách làm dễ cho đảng mà khó cho dân.

Bắt buộc nhân dân hi sinh ngưng công việc làm ăn sinh sống để chống dịch, đảng CS còn lợi dụng tối đa sức lực của anh chị em ngành Y tế. Ép buộc xét nghiệm Covid hàng chục triệu người, xét nghiệm những người không có triệu chứng, xét nghiệm những người không là F1, F2, xét nghiệm để cho tờ giấy có giá trị 3 ngày đi lại trong nước Việt Nam. Đảng CS chống dịch Covid giống như đi đánh bạc bằng tiền của người khác.

Việt Nam bây giờ học theo các nước khác là tiêm chủng vaccine để ngừa bệnh Covid. Mấy chục năm nay, chính quyền CS đã bán đất, cát, gổ, dầu hỏa của nước Việt Nam, thâu vào nhiều tiền thuế, tiền phí từ nhân dân VN, đến khi đi mua vaccine thì nói thiếu tiền, số tiền công quỹ to lớn của đất nước chạy đi đâu?

Chính quyền CS tiêu xài ngân sách quốc gia rất phung phí. Bộ công an hàng tháng trả lương cho hơn 1 triệu người, như là công an viên, tình báo viên, nhân viên nhà tù. Đã hòa bình mấy chục năm thì tại sao cần nhiều công an như vậy? Cho nghĩ bớt 100 ngàn công an, dân phòng thì có dư tiền để mua vaccine cho cả nước. Bộ công an chi ra 4.500 tỉ đồng xây trụ sở mới rất to ở 47 Phạm Văn Đồng vào năm 2011, mười năm sau, đang lúc dịch bệnh, lại muốn tiêu thêm tiền xây trụ sở mới khác bề thế hơn.

Tháng 3-2020, chính quyền CSVN bắt chước các nước khác cho ra gói hỗ trợ Covid 62 ngàn tỉ đồng (3 tỉ mỹ kim). Theo báo Tiền Phong, đến cuối tháng 5-2021 thì Bộ lao động & thương binh đã gởi 14 ngàn tỉ đồng tới người dân (tức 22%). Ở bên Nhật Bản, xe lửa chạy trể 1 phút là Tổng giám đốc đứng nghiêm trang xin lổi hành khách. Ở Việt Nam, gởi tiền đến người dân trể hơn 1 năm mà không có ai đứng ra xin lổi, không có ai chịu trách nhiệm.

Người dân Việt Nam hiền quá, bị cấm làm việc mấy lần, không kiếm ra tiền thì làm sao mua lương thực, trả tiền thuê nhà, tiền điện nước. Chính quyền ra lệnh cấm nên tuyên bố sẽ gởi 62 ngàn tỉ đồng đến hổ trợ. Hơn 1 năm trôi qua, đa số người dân không thấy 1 đồng hổ trợ nào, chỉ thấy cái bánh vẽ. Đầu niên học tới, bậc cha mẹ lấy tiền ở đâu để mua sách vở cho con đi học?

Tình hình đất nước đang quá tệ, không thể tiếp tục như vậy thêm 1 năm nữa. Phải thay đổi.

Trần Mai Trung
Tháng 7, 2021

17 May 2021

Những khúc quẹo cuộc đời

Trong xã hội nhộn nhịp, mỗi người có một cách sống khác nhau. Nhiều người có cuộc sống đơn giản như một đường thẳng, vui vẻ sống lương thiện đến cuối đời. Nhiều người có cuộc sống phức tạp, vì nhu cầu cá nhân hoặc hoàn cảnh gia đình, họ có những khúc quẹo thay đổi hướng đi của cuộc đời.

Tháng 8-1908, ông Nguyễn Sinh Sắc đang làm Thừa biện bộ Lễ xin cho con là Nguyễn Tất Thành vào học tại trường Quốc Học ở Huế. Trường Quốc Học được ông Ngô Đình Khả thành lập vào năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái để đào tạo nhân tài. Hơn 1 năm sau, khi đang làm Tri huyện Bình Khê ở Bình Định, ông Sắc đánh chết một người dân lúc xử phạt nên bị triều đình sa thải (*). Cha bị mất chức, không có tiền bạc, Thành đành nghĩ học và bước vào đời, hi vọng làm quan như cha không thành.

Đến thăm trường Quốc Học ngày nay, không thấy một bức tượng nào của người thành lập trường hoặc của các giáo sư đã dạy nhiều năm ở đây, lại thấy bức tượng lớn của một học sinh đã học tại trường 1 năm. Thầy cô phải nghiêm trang khi bước qua tượng người học sinh, thật ngược đời.

Đầu năm 1911, ông Sắc đến thăm người bạn đồng liêu tại bộ Lễ khi trước là Phan Châu Trinh, lúc đó đang bị quản thúc ở Mỹ Tho. Ông Phan cho biết sẽ đi qua Pháp để tìm hiểu nước Pháp, người Pháp và đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam. Ông Sắc nảy ra ý định cho con đi ra nước ngoài để có tương lai, ông ngỏ ý nhờ ông Phan giúp đỡ con mình nếu Thành có cơ hội đến Pháp.

Tháng 6-1911, Thành rời quê hương đi qua Pháp bằng cách làm việc trong nhà bếp trên tàu thủy Amiral Latouche-Tréville, đảng cộng sản nói là để "tìm đường cứu nước" khỏi ách cai trị của thực dân Pháp. Ngày 15-9-1911, Thành nộp đơn xin vào học trường Thuộc Địa (École Coloniale) ở Paris, trường này đào tạo nhân viên làm việc cho chính quyền Pháp tại các thuộc địa. Nhưng đơn xin bị từ chối, mong muốn làm ông Thông, ông Phán không thành.

Như nhiều thanh niên khác, Thành muốn đi phiêu lưu, nhưng không có tiền nên xin làm việc cho các tàu đi biển. Trong 6 năm sau đó, Thành đi đến nhiều thành phố xa lạ như New York, Boston (Hoa Kỳ), London (Anh Quốc). Trong thời gian này, Thành nói thêm tiếng Anh nhưng không học thêm tiếng Pháp bao nhiêu.

Cuối năm 1917, Thành trở lại Pháp. Ông Phan dạy Thành nghề chụp hình để sinh sống và cho Thành đi phổ biến các bài viết của nhóm Ái Quốc (Groupe des Patriotes Annamites). Nhóm Ái Quốc có nhiều người, đã viết nhiều tài liệu có giá trị và lấy bút hiệu chung là Nguyễn Ái Quốc. Nhóm Ái Quốc làm cho Thành quan tâm tới chính trị, thay đổi từ xin học trường Thuộc Địa để làm việc cho Pháp trở thành người chống Pháp theo cách bất bạo động.

Sau mấy năm sống thiếu thốn ở Paris, một người bạn giới thiệu với Thành về trường Đại học Lao động Phương đông ở nước Nga, trường này đào tạo cán bộ cộng sản cho các nước thuộc địa Á Phi, chuyên về tuyên truyền và đấu tranh bạo động. Học tại đây được bao ăn ở, học xong được giới thiệu việc làm có lương hàng tháng. Tháng 6-1923, Thành đi qua Nga và xin vào học ở đó.

Sau 1 năm học, Thành được giới thiệu làm việc có lương với Quốc tế cộng sản (QTCS), là một tổ chức do đảng cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) thành lập vào năm 1919. Tất cả chi phí hoạt động của QTCS là do ĐCSLX cung cấp, các nhân sự của nó cũng do ĐCSLX sắp xếp, Quốc tế cộng sản là một tổ chức ngoại vi của đảng cộng sản Liên Xô.

Cuối năm 1924, QTCS gởi Thành đi công tác ở Quảng Châu (TQ), đóng vai Thông dịch viên Lý Thụy (Li Shui) trong đoàn cố vấn Borodin bên cạnh chính phủ Trung Hoa quốc dân đảng (THQDĐ). Làm việc được 2 năm rưởi thì THQDĐ và đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh nhau, Thụy rời Trung Quốc và trở về Liên Xô vào tháng 4-1927.

Sau khi đọc báo cáo của QTCS về thời gian Thụy công tác ở Quảng Châu, ĐCSLX đánh giá khả năng của Thụy dưới trung bình. Thụy làm việc không chuyên nghiệp, ở trong đoàn cố vấn cho THQDĐ mà lại giao du thân mật với các đảng viên CSTQ. Thụy không có tinh thần cách mạng, không chú tâm làm việc mà lo hẹn hò trai gái, rồi cưới vợ là Tăng Tuyết Minh (Zeng Xueming) vào tháng 10-1926.

Trong 15 năm sau đó, Thụy đi nhiều nơi công tác cho QTCS, thay đổi nhiều tên như Wang, Paul, Sung Man Cho, Linov, Lin, Hồ Quang, Hồ Chí Minh. Trong thời gian này Hồ làm việc theo nhu cầu của QTCS nhiều hơn là tranh đấu giành độc lập cho Việt Nam nên đa số bí danh là tên Tàu, Nga, Mỹ.

Tháng 10-1938, QTCS điều động Hồ sang công tác trong quân đội cộng sản Trung Quốc với cấp bật Thiếu tá, tên mới là Hồ Quang. Sau hơn 2 năm làm việc cho ĐCSTQ, Hồ được QTCS chỉ thị về hoạt động ở Việt Nam vào đầu năm 1941. Đến lúc này Hồ mới có nhiều thời gian làm việc liên quan tới nước Việt Nam.

Cuộc đời Hồ Chí Minh quẹo đổi hướng nhiều lần. Ban đầu đi theo ý muốn của cha, vào học trường Quốc Học và hi vọng làm quan cho triều đình. Hi vọng không thành, Hồ rời quê hương đi qua Pháp, xin vào học trường Thuộc Địa để làm ông Thông, ông Phán cho chính quyền Pháp, sẽ có đời sống sung sướng. Nhưng bị nhà trường từ chối, bất đắc chí Hồ đi phiêu lưu. Vì nhà nghèo không có tiền nên Hồ vừa đi phiêu lưu vừa kiếm tiền sinh sống, không có thời giờ suy nghĩ chuyện đất nước mấy năm trời.

Khi trở lại Paris, nhờ các ông Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường và nhóm Ái Quốc hướng dẫn, Hồ quan tâm tới chính trị và hoạt động chống Pháp theo cách bất bạo động. Đời cách mạng thì đẹp nhưng mà gian khổ, Hồ sống thiếu thốn nhiều năm, Hồ muốn có một việc làm với thu nhập đủ sống nên xin vào học trường Lao động Phương đông để làm việc cho Quốc tế cộng sản.

Hồ Chí Minh đi theo chủ nghĩa Marx-Lenin, góp phần xây dựng thế giới đại đồng, vô tổ quốc. Đã là vô tổ quốc thì không thể gọi là yêu nước. Hồ và đảng CS sử dụng những kỹ thuật đấu tranh do QTCS huấn luyện, giành ngọn cờ dân tộc, độc quyền kháng chiến, giết hại hàng chục ngàn người Việt Nam yêu nước trong các đảng phái Quốc gia đang chống Pháp.

Cuộc đời Hồ Chí Minh có nhiều khúc quẹo, giống như một bộ phim xã hội nhiều tập, thêm một chút phiêu lưu, gián điệp, trai gái, hoặc là vở bi hài kịch của một người có nhiều mặt.

Trần Mai Trung
Tháng 5, 2021

(*) Nếu ông Sắc còn sống đến năm 1953 thì chắc bị ông Hồ chôn sống trong cuộc Cải cách ruộng đất vì làm Tri huyện và đánh chết người dân.

27 April 2021

Những mất mát khi bị giải phóng

Cuối tháng 8-1944, quân đội đồng minh Mỹ, Anh, Pháp tiến vào Paris trong giai đoạn cuối của đệ nhị thế chiến. Họ được hàng trăm ngàn người dân Thủ đô đứng hai bên đường chào đón, ôm hôn, tặng hoa. Mấy tháng sau, mấy năm sau, hầu hết người dân vẫn tiếp tục sống ở Paris để xây dựng lại thành phố.

Cuối tháng 4-1975, quân đội Bắc Việt tiến vào Sài Gòn, hàng trăm ngàn người Miền Nam chạy tránh xa. Đa số người dân lo âu nhìn đoàn quân, không biết có giống đoàn quân đã giải phóng Huế vào Tết Mậu Thân năm 1968. Mấy tháng sau, mấy năm sau, chính quyền cộng sản (CS) ép buộc 832.000 người dân phải rời Sài Gòn đi các vùng "kinh tế mới" đất cày lên sỏi đá. 2.164.000 người dân Việt Nam không chịu đựng nổi chế độ cộng sản cũng rời quê hương đi tị nạn ở nước khác. (1)

Đảng CS Liên Xô muốn phát triển chủ nghĩa CS trên thế giới, đảng CS Trung Quốc muốn phát triển chủ nghĩa CS ra châu Á, đảng CS Việt Nam có nhiệm vụ phát triển chủ nghĩa CS ở Đông Dương. Nếu kêu gọi thanh niên đi đánh nhau để phát triển chủ nghĩa CS thì không ai đi, nên đảng CSVN đưa ra khẩu hiệu giải phóng Miền Nam để lường gạt thanh niên Miền Bắc đi ra chiến trường.

Đảng CS vẽ ra người dân Miền Nam nghèo khổ, bị ngoại bang kềm kẹp, để tuyên truyền thanh niên Miền Bắc vào đánh Miền Nam, ép buộc người dân Miền Bắc thắt lưng buộc bụng để nuôi chiến tranh. Thật ra thì người dân Miền Nam có cuộc sống khá hơn người dân Miền Bắc, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở Miền Nam là của người Việt Nam. Như các nước mới giành lại độc lập, chính quyền VNCH bị ảnh hưởng của Hoa Kỳ về quân sự, kinh tế, cũng như chính quyền VNDCCH ở Miền Bắc bị ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc về quân sự, kinh tế, ý thức hệ CS. Đúng ra hai Miền nên lo xây dựng đất nước để tự chủ, tự cường hơn là đánh nhau.

Trước năm 1975, người dân Miền Nam có đời sống kinh tế đầy đủ hơn người dân Miền Bắc. Miền Nam có nền giáo dục Việt Nam, nhân bản, khác với Miền Bắc có nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Thầy cô Miền Nam dạy học sinh yêu đất nước và thương đồng bào, thầy cô Miền Bắc dạy học sinh yêu đảng và phân chia nhân dân thành nhiều giai cấp. Về văn hóa, báo chí thì Miền Nam có một số tự do, văn nghệ sĩ sáng tác theo cảm nghĩ của mình, ở Miền Bắc thì đảng CS lãnh đạo tất cả, văn nghệ sĩ sáng tác theo đường lối của đảng.

Hai triệu thanh niên Miền Bắc mang súng đạn vào giải phóng Miền Nam, một triệu thanh niên Miền Nam vào quân đội chiến đấu bảo vệ Miền Nam tự do. Cuộc chiến kéo dài 20 năm, mấy triệu người VN bị chết, bị thương tật. Miền Bắc muốn giải phóng Miền Nam nhưng người Miền Nam không muốn bị giải phóng. Người dân Miền Nam muốn thống nhất trong hòa bình chứ không muốn bị áp đặt bằng chiến tranh, muốn giữ gìn những tự do, nhân phẩm đang có, không muốn bị người khác đến cướp đi, không muốn bị cai trị bởi một đảng độc tài.

Khi quân đội Bắc Việt tấn công Quảng Trị, nhiều người dân bỏ tất cả để chạy vào Huế. Khi quân đội Bắc Việt tấn công Huế, nhiều người dân bỏ nhà cửa để chạy vào Đà Nẵng, có lúc số dân các nơi chạy về Đà Nẵng tị nạn cộng sản lên tới cả triệu người. Khi quân đội VNCH "di tản chiến thuật" khỏi Kontum, Pleiku, hầu hết người dân bỏ thành phố đi theo về vùng quốc gia. Biết là đường đi gian khổ mà vẫn đi vì dân chúng không muốn bị giải phóng.

Năm 1970, bà Nguyễn Thị Mai Anh, phu nhân Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, vận động quyên tiền từ thiện để xây một bệnh viện cho dân nghèo. Tháng 8-1970, đặt viên đá đầu tiên. Một năm sau, bệnh viện Vì Dân được khánh thành vào ngày 4-9-1971 và bắt đầu hoạt động với 400 giường bệnh. Người dân vào khám chữa được miễn phí, không trả tiền viện phí và các loại thuốc thông dụng.

Sau 30-4-1975, chính quyền CS ra quyết định số 07/QĐ75, giải phóng bệnh viện Vì Dân ra khỏi tay dân nghèo, đổi tên là bệnh viện Thống Nhất, giành riêng cho cán bộ cao cấp và trung cấp.

Giám đốc bệnh viện là Đại tá Nguyễn Thiện Thành của quân đội Bắc Việt. Thành có con trai là Nguyễn Thiện Nhân, sau này làm Bí thư thành ủy Hồ Chí Minh. Cuối năm 2020, Nhân lợi dụng chức vụ lấy tên cha đặt cho một con đường ở thành Hồ. Một ngày không xa, Việt Nam sẽ có dân chủ, người dân sẽ đặt tên con đường là tên của người xây bệnh viện chứ không phải là tên của kẻ cướp bệnh viện.

Người dân mất bệnh viện là một thí dụ của bị giải phóng. Sau 30-4-1975, hàng triệu gia đình bị mất nhà, mất đất, mất sự sum họp gia đình khi cha anh bị bắt vào tù cải tạo, khi con em chạy đi tị nạn ở nước khác. Tuổi trẻ Miền Nam bị mất sự bình đẳng trong cơ hội học hành và làm việc. Đạo lý biến mất khi trẻ em bị huấn luyện phải yêu bác Hồ nào đó hơn là yêu cha mẹ mình.

Bị giải phóng là mất tự do. Trước kia người dân có quyền phát hành sách báo, bây giờ đảng CS độc quyền tất cả cơ quan truyền thông. Trước kia Miền Nam có nhiều đảng phái, bây giờ chỉ có 1 đảng cộng sản. Trước kia người dân có quyền phê bình chế độ Cộng hòa, bây giờ phê bình chế độ Cộng sản thì bị xem là chống nhà nước, bị bắt vào tù.

Người dân bị giải phóng là bị mất nhiều thứ, người cầm đầu giải phóng thì được lợi nhiều thứ. Thời kỳ đầu, tất cả ruộng đất thuộc về Hợp tác xã (HTX), tức là của đảng CS bởi vì đảng độc quyền chỉ định đảng viên điều hành HTX. Sau cải tạo công thương nghiệp thì đảng CS là ông chủ các hãng xưởng vì đảng độc quyền chỉ định đảng viên làm lãnh đạo các hãng xưởng. Ngày nay, đảng CS là ông chủ tất cả đất đai ở Việt Nam, nhân dân mang tiếng làm chủ nhưng chỉ được thuê đất, đảng có quyền nói đảng viên ra quyết định thâu hồi đất bất cứ lúc nào.

Đảng CS bày ra chiến tranh giải phóng, người dân bị lợi dụng xương máu để thay đổi ông chủ củ bằng ông chủ mới là đảng CS sở hữu tất cả. Làm chủ đất đai, ngân hàng chưa đủ lòng tham, đảng còn muốn làm chủ tư tưởng của người dân, mọi người chỉ được khen đảng tốt chứ không được chê đảng xấu. Người dân bị tuyên truyền để suy nghĩ theo định hướng của tuyên giáo đảng, xem cương lĩnh đảng quan trọng hơn Hiến pháp Việt Nam, đặt đảng cộng sản lên trên Tổ quốc Việt Nam, quân đội trung với đảng trước rồi mới trung với nước sau.

Ngày 30 tháng 4, kẻ ác lên ngôi. Người dân Miền Nam bị giải phóng, bị cướp đi nhiều giá trị tinh thần và vật chất. Với lịch sử hơn 4.000 năm, người Việt Nam sẽ lấy lại tự do, công bằng, đạo lý dân tộc cho nước Việt Nam, người dân sẽ lấy lại những gì bị mất.

Trần Mai Trung
Tháng 4, 2021

(1) Ôn lại một số đặc điểm trong lịch sử tị nạn Việt Nam từ 1975. Giáo sư Lê Xuân Khoa.
https://www.voatiengviet.com/a/funseth-nguyen-co-thach-lich-su-ti-nan-1975/5393840.html

07 April 2021

Nguồn nước của 20 triệu người

Sông Mekong là một sông lớn, dài 4.350 cây số. Bắt đầu từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Vân Nam (Trung Quốc), rồi chạy dọc theo biên giới nước Lào với Miến Điện và Thái Lan. Đi vào Cam Bốt, sông chia làm nhiều nhánh ở Nam Vang, phía Tây nối tới hồ Tonle Sap, phía Đông chảy vào Việt Nam với Tiền Giang và Hậu Giang. Sau cùng, sông đổ ra Biển Đông qua 9 cửa nên gọi là sông Cửu Long.

20 triệu người dân Việt Nam sinh sống ở đồng bằng sông Cửu Long, có cuộc sống hàng ngày gắn liền với dòng sông. Việc sản xuất lúa gạo, tôm cá, các loại trái cây đều phụ thuộc vào nước sông Cửu Long. Nơi đây cung cấp 50% lương thực và thủy sản cho cả nước. Nếu sông Cửu Long cạn nước, hết cá thì 20 triệu người dân ở đây không còn tương lai, người dân cả nước sẽ bị đói.

Đừng nghĩ rằng sông hồ không bao giờ cạn. Hồ Aral bên nước Nga, năm 1960 là hồ lớn thứ bốn trên thế giới, rộng 68.000 km2, lớn hơn miền Đông và miền Tây Nam Bộ cộng lại. Sau các chính sách nông nghiệp và thủy lợi sai lầm của đảng cộng sản Liên Xô, năm 1998 nó chỉ còn 28.000 km2. Đến năm 2007 thì chỉ còn 7.000 km2. Năm 1960 vùng Aral cung cấp 16% số cá cả nước, năm 1987 nghề cá ở Aral không còn nữa.

Hàng ngàn năm nay, sông Cửu Long lên xuống theo mùa, mùa mưa và mùa khô, nông dân cũng dựa theo mùa để làm ruộng. Nhưng từ năm 2010, Trung Quốc làm xong các đập thủy điện lớn ở thượng lưu thì sự lên xuống mực nước sông Cửu Long bị ảnh hưởng của việc giữ nước và xả nước của chúng, bởi vì những đập này giữ lại rất nhiều nước. Đập Xiaowan (Tiểu Loan) làm xong năm 2010, có hồ chứa 15 tỉ m3 nước. Đập Nuozhadu (Nọa Trát Độ) làm xong năm 2012, có hồ chứa 22 tỉ m3 nước.

Các đập thủy điện cũng ngăn chận phù sa và các loài cá đi xuống hạ lưu. Ngày nay, lượng phù sa đi xuống hạ lưu chỉ còn 50% khi xưa và nguồn cá cũng giảm sút hẳn. Mấy năm nay, lòng sông Cửu Long ở Việt Nam liên tục xuống thấp, từ 2008 đến nay đã thấp đi 1,4 m. Tháng 7-2019, Ủy hội sông Mekong cho biết mực nước đầu mùa lũ trên sông Mekong ở mức thấp nhất trong lịch sử.

Nước sông thấp xuống, nước biển cao lên, đầu năm 2020 nước mặn xâm nhập vào đồng bằng sông Cửu Long hơn 100 cây số, gây nhiều thiệt hại cho nông dân. Tháng 7-2020, mực nước sông Mekong lại xuống thấp kỷ lục một lần nữa.

Sông Mekong đang bị tấn công, chúng ta làm gì để bảo vệ dòng sông thân yêu này ?

Mấy chục năm qua, đảng cộng sản độc quyền cai trị nước Việt Nam, cấm người dân không được hoạt động bảo vệ môi trường, bảo vệ sông hồ, bảo vệ biển đảo, phải để đảng độc quyền "lo". Đảng CS giành độc quyền để hưởng quyền lợi chứ không thấy làm cái gì để bảo vệ sông Mekong.

Đảng CSVN nói Việt Cộng và Trung Cộng vừa là đồng chí vừa là anh em, giao thiệp với nhau theo 4 tốt. Trung Cộng đã xây 11 đập thủy điện trên thượng lưu và đang tiếp tục xây thêm nữa, chứ không đối xử tốt với thằng em phía Nam là ngưng xây. Việc giữ nước, xả nước, qui trình vận hành của các đập thủy điện cũng không thèm tham khảo hay thông báo cho thằng em Việt Cộng biết. Trung Quốc đối xử xấu với Việt Nam và đảng CSVN hoàn toàn bất lực, không làm được gì để thay đổi, không giúp được gì cho sông Mekong.

20 năm nay, phong trào bảo vệ môi trường phát triển mạnh trên thế giới, thu hút hàng chục triệu thanh thiếu niên tham gia. Những buổi nói chuyện về môi trường có nhiều người tham dự hơn là những buổi nói chuyện của Tổng thống, Tổng bí thư. Các tổ chức bảo vệ môi trường là một phần của xã hội dân sự, hoạt động độc lập, không liên quan tới chính quyền, không là cánh tay nối dài của một đảng. Có nhiều việc chính quyền một nước không làm được mà xã hội dân sự làm được, như việc 195 quốc gia đã ký Hiệp định Paris năm 2016 về Biến đổi khí hậu do sự thúc đẩy của xã hội dân sự.

Đúng ra phải có sự góp mặt của các tổ chức xã hội dân sự Việt Nam trong việc bảo vệ sông Mekong, nhưng chúng ta chỉ thấy một sự trống vắng. Tại sao? Thanh niên VN không quan tâm tới bảo vệ môi trường, bảo vệ sông hồ? Thanh niên VN không dám biểu tình đòi hỏi không khí trong lành để hít thở? Không dám liên lạc và vận động các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới cùng bảo vệ sông Mekong? Nền giáo dục XHCN tai hại không đào tạo những thanh niên dám tìm tòi và bước đi theo ý mình, phải đợi đảng cho phép mới dám làm.

Thanh niên Việt Nam không quá tệ như vậy, một lý do của sự trống vắng là do đảng CS đàn áp những người muốn bảo vệ môi trường. Đảng CS bưng bít thông tin để người dân chỉ biết có đảng trong bầu trời này, không biết có các tổ chức khác. Đảng CS khen ngợi các tổ chức bảo vệ môi trường ở những nước khác nhưng lại ngăn cấm sự có mặt của các tổ chức bảo vệ môi trường ở nước ta (chính sách hai mặt). Đảng CS sợ người dân sẽ yêu thích các tổ chức xã hội dân sự hơn là yêu đảng. Đảng CSVN đang phá hoại các nỗ lực để cứu sông Mekong.

Đảng CSVN không dám phản đối đàn anh Trung Cộng để bảo vệ nguồn nước cho nông dân VN, đã vậy họ còn đàn áp những người muốn góp sức bảo vệ dòng sông. Phải chăng đảng CSVN là tay sai của Trung Cộng, làm nhiệm vụ trói tay dân tộc Việt Nam để Trung Cộng muốn làm gì thì làm.

Nghiêm trọng hơn nữa, Trung Cộng đang có kế hoạch chuyển nước từ Nam lên Bắc, lấy nước từ sông Mekong sang các sông khác ở Trung Quốc. Đảng CSVN cũng sẽ cuối đầu im lặng, không có khả năng thay đổi tình hình, và sông Mekong sẽ đi từ bị thương tới chết.

Một hi vọng mong manh là Việt Nam có xã hội dân sự, có những tổ chức bảo vệ môi trường. Các tổ chức xã hội dân sự phải có nhiều người tham gia và ủng hộ. Người dân Nam Bộ, đảng viên Nam Bộ phải thúc đẩy phát triển các tổ chức xã hội dân sự bởi vì sông Mekong ảnh hưởng trực tiếp đến nồi cơm của chúng ta, tương lai con cháu chúng ta. Nếu nồi cơm của gia đình bị bể thì chủ nghĩa nào cũng trở thành vô nghĩa.

Sông Mekong là của chung nhiều quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự VN phải liên lạc và vận động các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới cùng bảo vệ sông Mekong, phổ biến hình ảnh xây thêm đập thủy điện là xấu xa. Đòi hỏi các dữ liệu về sự vận hành của những đập thủy điện phải được chia sẻ đầy đủ với Ủy hội sông Mekong và các quốc gia liên quan, thực hiện sự công bằng trong việc sử dụng nguồn nước của dòng sông. 

Đảng cộng sản Việt Nam không có can đảm đặt vấn đề sông Mekong với đảng cộng sản Trung Quốc, chỉ còn hi vọng xã hội dân sự có thể cứu sông Mekong. Xã hội dân sự Việt Nam phải lớn mạnh để vận động và hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới làm áp lực với Trung Cộng, nếu không thì sông Mekong sẽ đi vào khô cạn, 2 triệu mẫu ruộng sẽ bị thiếu nước, 20 triệu người dân Nam Bộ sẽ đi vào nghèo đói.

Trần Mai Trung
Tháng 4, 2021

Người thương binh cô đơn

Chiến tranh tàn phá đất nước, tàn phá con người. Một trong những hậu quả xấu xí của chiến tranh là hàng triệu người bị ...