25 February 2019

Thành Đô buồn

Tháng 3 năm 1919, đảng cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) thành lập Quốc tế cộng sản (QTCS) để phát triển và chỉ huy CS ở các nước, ban chấp hành QTCS là do ĐCSLX sắp xếp. Nội quy có điều 17: QTCS là một đảng thống nhất với các phân bộ ở các quốc gia, và điều 13: các quyết định của ban chấp hành QTCS có tính bắt buộc đối với các phân bộ và phải được thi hành.

Năm 1989, nhân dân các nước CS ở Đông Âu không thể chịu đựng thêm sự độc tài của đảng CS đã xuống đường biểu tình đòi tự do dân chủ. Nhân dân chỉ có đôi bàn tay và trái tim, đảng CS thì có binh lính, côn an và súng đạn, nhưng các cuộc biểu tình càng ngày càng lớn hơn. Tổng bí thư (TBT) ĐCSVN Nguyễn Văn Linh đang là con ếch bỗng mơ thấy mình là đại bàng, nói với mọi người: Tôi phải gặp đồng chí Gorbachev để bàn việc bảo vệ xã hội chủ nghĩa (XHCN).

Linh bay sang Đông Đức và xin gặp TBT Gorbachev, được hẹn lúc 10:30 sáng nhưng đợi đến 5:30 chiều mới được gặp. Linh xin Gorbachev bảo vệ XHCN và xin tiền viện trợ. Gorbachev bảo: Để xem. Linh đi về không có tình lẫn tiền. Một tháng sau, bức tường Berlin sụp đổ, nhân dân các nước CS ở Đông Âu lần lượt vất bỏ đảng CS vào thùng rác và đi theo thể chế tự do đa đảng.

Theo đuôi LX không được thì theo đuôi Trung Quốc (TQ). Năm 1990, Linh nhờ Đại sứ (ĐS) TQ tại VN Trương Đức Duy nhắn với TBT TQ Giang Trạch Dân: Bất cứ lúc nào đồng chí cho gọi một tiếng là tôi đến ngay.

Cuối tháng 8, Dân cho gọi Linh, Mười, Đồng qua Thành Đô gặp vào đầu tháng 9. Linh xin Dân nối lại quan hệ TQ-VN và bảo vệ XHCN. Dân nói phải giải quyết vấn đề Kampuchea trước. Dân muốn vua Sihanouk là Chủ tịch Hội đồng quốc gia Kampuchea và phe Hun Sen, đàn em của CSVN, có ít hơn 50% số ghế trong Hội đồng. Linh đồng ý, bán đứng đàn em Hun Sen.

Bàn xong chuyện Kampuchea, Linh xin Dân nối lại quan hệ TQ-VN và lãnh đạo phe XHCN chống Mỹ. Thủ tướng TQ Lý Bằng nói: Hiện nay không có chuyện chống Mỹ, TQ và Mỹ đang là đồng minh, TQ muốn nhờ Mỹ giúp đở kinh tế và kỷ thuật. Về quan hệ TQ-VN, nếu xích lại nhanh quá thì các nước Đông Nam Á sẽ nghi ngại, họ là đồng minh của Mỹ mà không thích thì Mỹ sẽ không vui. Mười đứng gần đó, cái đầu gật gật, cái miệng cười cười, như thể đồng tình mặc dù không hiểu Bằng nói gì. Linh thì cứng miệng, không nói được câu nào. Linh như con ếch ngồi đáy giếng, không biết cái gì đang xảy ra xung quanh, vẫn say mê chống Mỹ, trong khi TQ và các nước khác muốn giao thương với Mỹ, bán hàng hóa qua Mỹ.

Thấy không khí nặng nề, Dân nói: Chúng ta sẽ bàn tiếp chuyện quan hệ khi vấn đề Kampuchea giải quyết xong, hôm nay có thể bàn chuyện hai đảng. Linh mừng rở xin TQ lãnh đạo phe XHCN. Dân nói QTCS không còn, hiện nay chỉ có vài nước theo CS, nếu lập ra QTCS mới sẽ là trò cười cho mọi người, bây giờ Trung ương ĐCSTQ là Trung ương mới, ĐCSVN là một phân bộ theo sự lãnh đạo của Trung ương. Linh nói: Chúng tôi sẳn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ XHCN (kể cả bán nước).

TQ và VN đang ở dưới chế độ CS. Luật pháp CS ghi rỏ đảng CS độc quyền lãnh đạo đất nước (Điều 4). Bất cứ người dân hay đảng phái nào muốn lãnh đạo đất nước, dù qua các phương cách dân chủ hòa bình như bầu cử, ứng cử, xem như bị tội âm mưu lật đổ chính quyền CS, bị đi tù. Từ nay TQ muốn vùng đất nào của VN thì Trung ương CSTQ ra lệnh, phân bộ CSVN sẽ thi hành (theo điều 13 và 17), chính quyền CSVN dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN sẽ giao vùng đất đó cho TQ, côn an CSVN cũng không được phép vào. Bộ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Cơ Thạch thú nhận: Một thời kỳ Bắc thuộc mới bắt đầu.

Trên chuyến bay trở về VN, Mười hỏi ĐS Duy: Cuối buổi họp, Tổng bí thư có đọc một bài thơ, tôi ít học nên không hiểu, xin ĐS giảng nghĩa cho tôi. Duy viết bài thơ xuống giấy và giảng nghĩa cho Mười, đại ý TQ-VN như Anh-Em, sống vui vẻ với nhau. Mười nịnh bợ nói bài thơ hay quá, rất đúng với hoàn cảnh TQ-VN.

Một năm sau, Duy đề nghị Trung ương CSTQ cho Đổ Mười làm TBT phân bộ CSVN thay thế Linh. Dân hỏi: Mười là thằng nào? Duy trả lời: Khi TBT nói chuyện ở Thành Đô, Mười là người luôn luôn gật đầu đồng ý. Thế là mặc dù ít học, nói chuyện không đầu không đuôi, Mười được làm TBT CSVN, lãnh đạo hai triệu đảng viên CS. Linh thì về nhà nuôi gà cho vợ, đúng với khả năng của ông ta.

Từ đó, Trung ương CSTQ muốn gì thì phân bộ CSVN tuân theo, rồi chỉ đạo chính quyền CSVN thi hành. Buồn.

Trần Mai Trung
Tháng 2, 2019

18 February 2019

Hoa vi trung quốc

Tháng 12 năm 2018, cảnh sát Canada bắt giữ bà Meng W., Tổng giám đốc tài chánh của công ty Huawei Trung quốc (TQ). Hoa kỳ (HK) yêu cầu dẫn độ bà vì đã vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran (lý do là Iran chế tạo bom nguyên tử). Nhiều người thắc mắc, tại sao giới truyền thông Âu Mỹ nói nhiều về công ty đó ?

Huawei là thành quả của Trung hoa, là một công ty viễn thông lớn, có tổng tài sản 80 tỉ mỹ kim, với 200 ngàn nhân viên, hoạt động trên toàn thế giới. Công ty được thành lập cách đây 30 năm, với số vốn ban đầu là 3 ngàn mỹ kim. Sự phát triển to lớn và người chủ thật sự của công ty khiến nhiều quốc gia lo ngại.

Năm 2000, Tổng thống HK Bill Clinton sang thăm Việt Nam (VN). Ông nói sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợi cho VN gia nhập World Trade Organization (WTO). Khi đó TQ đang xin vào WTO nhưng chưa được, TQ xúi VN đặt điều kiện mới vào, làm như WTO cần VN, nên việc VN gia nhập WTO không thành. Một năm sau, TQ vui vẻ được vào WTO, lúc đó VN mới biết bị TQ xúi trẻ ăn cứt gà. VN quay lại cố gắng xin vào WTO, 6 năm sau thì được vào. Trong 6 năm đó, các nước Tây phương vào đầu tư và mở nhiều hảng xưởng ở TQ, nền kinh tế TQ bốc lên như diều gặp gió, VN thì bị mất một cơ hội vàng để phát triển đất nước.

Khi gia nhập WTO, TQ cam kết chuyển thành nền kinh tế thị trường, các công ty tư nhân được tự do kinh doanh và bình đẳng, tôn trọng các hiệp ước quốc tế (như sở hữu trí tuệ - intellectual property). Để thực hiện cam kết đó, chính quyền TQ cổ phần hóa hàng loạt công ty quốc doanh, nhiều công ty tư nhân được thành lập, tạo nên bề mặt nền kinh tế thị trường.

TQ muốn hưởng lợi trong việc buôn bán với các nước khác và đảng CSTQ vẫn muốn độc quyền mọi thứ (trái với kinh tế thị trường). Họ có chương trình để thực hiện điều này, hai điểm quan trọng của nó là Tập trung dân chủ và Trò chơi dân chủ của đảng độc tài. Đảng CSTQ tổ chức Ban điều hành của các công ty lớn gồm các đảng viên cộng sản (ĐVCS) để kiểm soát công ty, và Công đoàn cũng do đảng CS sắp xếp.

Khi đảng CS muốn một công ty làm điều gì thì họ ra lệnh cho Chi bộ CS ở công ty. Chi bộ sẽ họp và thông qua quyết định của cấp trên. Theo nguyên tắc của tập trung dân chủ, khi đảng bộ đồng ý thông qua điều gì thì tất cả đảng viên phải thi hành. Kế tiếp, nếu có sự không đồng ý trong công ty, phải bỏ phiếu (trò chơi dân chủ), thì các ĐVCS là đa số trong Ban điều hành sẽ luôn luôn thắng.

Tại các nước Tây phương, việc tham gia một đảng chính trị không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Có thể hôm nay theo đảng này, ngày mai không thích thì theo đảng kia. Tại các nước CS thì khác, đảng CS là đảng độc tài, nó chỉ huy quân đội, côn an, báo chí, tòa án, nhà tù. Nếu đảng viên làm trái ý đảng thì bị kỷ luật, mất quyền lợi, chức vụ, có thể vào tù.

Trở lại với Huawei, đảng CSTQ cho đảng viên Ren Z. làm Chủ tịch công ty, và ta thấy Ban điều hành công ty gồm các ĐVCS. Ren và các ĐVCS đang sinh hoạt trong đảng bộ CS công ty, họ phải thi hành các quyết định của đảng bộ. Các đảng viên trong công ty sẽ thực hiện những điều mà đảng CS muốn, dù nó ngược lại với quyền lợi của công ty hay vi phạm pháp luật. Do đó nhiều người lo ngại và không muốn dùng các sản phẩm của công ty này.

Trong tương lai, khi làm ăn với các công ty TQ, một trong những câu hỏi đầu tiên là người lãnh đạo và ban điều hành công ty có là đảng viên CS? Nếu họ là ĐVCS thì công ty bị ảnh hưởng của ĐCS, các bí mật của công ty sẽ được báo cáo cho ĐCS. Các công ty đó không đáng tin cậy, phải đề phòng.

Trần Mai Trung
Tháng 2, 2019

11 February 2019

Maduro vs Guaido, chọn chủ nghĩa hay chọn nhân dân.

Maduro là Tổng thống độc tài của nước Venezuela. Guaido là Tổng thống lâm thời, ông sẽ tổ chức một cuộc bầu cử tự do để bầu Tổng thống mới. Hai ông đại diện cho hai khuynh hướng chính trị khác nhau. Maduro xem trọng xã hội chủ nghĩa (XHCN), người dân dù thiếu thốn, cực khổ cũng phải hy sinh để bảo vệ XHCN. Guaido xem trọng người dân Venezuela, sự no ấm, hạnh phúc của nhân dân quan trọng hơn một chủ nghĩa nào đó.

Venezuela nằm ở Nam Mỹ châu, rộng khoảng 910 ngàn km², gần ba lần VN. Có dân số là 32 triệu người.

Nicolas Maduro sinh năm 1962, xuất thân là tài xế xe buýt, sau đó hoạt động chính trị. Trong cuộc bầu cử Tổng thống (TT) năm 2013, ông đắc cử với 50,6% số phiếu. Phe đối lập tố cáo có gian lận bầu cử và đòi kiểm phiếu lại nhưng không được.

Năm 2015, dân chúng bầu cử Quốc Hội (QH), phe đối lập chiếm đa số trong QH. Juan Guaido sinh năm 1983, xuất thân trong một gia đình trung lưu, tốt nghiệp kỹ sư công nghiệp, ông đắc cử vào QH trong dịp này. Một ngày sau bầu cử QH, Maduro thay đổi Tòa án tối cao với các quan tòa theo phe ông ta, mục đích là sẽ từ chối các luật do QH đưa ra.

Trong 6 năm Maduro làm TT, 3 triệu người Venezuela đã rời quê hương đi tị nạn ở các quốc gia lân cận. Ở vùng đất mới, họ phải làm bất cứ việc gì để sinh sống, và họ vẫn chọn ra đi, cho thấy sự bất mãn cùng cực của nhân dân đối với chính quyền.

Giữa năm 2018 có cuộc bầu cử TT. Maduro ra ứng cử và gây khó khăn cho các lãnh tụ đối lập không thể ứng cử. Phe đối lập tẩy chay cuộc bầu cử. 40% dân chúng đi bầu trong dịp này và Maduro đắc cử với 67% trong số đó. QH cho rằng Maduro không được bầu lên bởi đa số dân chúng nên cái ghế TT vẫn còn trống, theo Hiến pháp Venezuela thì Chủ tịch QH (ông Guaido) sẽ làm TT lâm thời và tổ chức cuộc bầu cử TT mới.

Các quốc gia Tây phương như Hoa Kỳ, Canada, Anh, Pháp, Đức, và ở Nam Mỹ như Ba Tây, Argentina, Colombia đã công nhận ông Guaido là TT lâm thời của Venezuela. Nước Nga, Tàu và vài nước khác như Cuba, Thổ nhĩ kỳ thì vẫn xem ông Maduro là TT.

Lúc viết bài này thì tình hình đang nghiên ngửa, chưa biết ai thắng ai, quân đội sẽ ủng hộ bên nào, hay sẽ đứng giữa ?

Bối cảnh của Venezuela có nhiều điểm giống Việt Nam, chúng ta có thể tìm hiểu. Maduro và đảng Xã hội thống nhất đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa, độc tài để bảo vệ XHCN. Nó cũng có tham nhũng như VN. Venezuela có nhiều dầu hỏa, hàng năm bán được 40 đến 80 tỉ mỹ kim (tùy theo giá dầu). Số tiền đó không được sử dụng cho đất nước và nhân dân, phần lớn bị bọn tham nhũng trong chính quyền lấy làm của riêng, ăn xài phung phí. Do đó nền kinh tế đi xuống, lạm phát tăng cao, nhân dân bị thiếu thực phẩm để ăn, bệnh viện bị thiếu thuốc men.

Chính trị thì độc tài, kinh tế thì tồi tệ. Kết quả là nhân dân bất mãn với chính quyền, nhiều cuộc biểu tình phản đối chính quyền Maduro đã diễn ra với hàng triệu người tham gia. Nhân dân đòi bầu cử tự do để chọn người có tài có đức phục vụ đất nước, thay thế băng đảng Maduro độc tài và tham nhũng.

Cách đây hàng ngàn năm, con người đã xuất hiện trên trái đất, rồi có chử viết, sau đó có triết học, chủ nghĩa. Con người có trước, chủ nghĩa có sau, con người làm ra chủ nghĩa để phục vụ con người. Ngày nay ta nói nhân dân là mục đích, là cứu cánh, chủ nghĩa là phương tiện để phục vụ nhân dân. Có một số người học không đến nơi đến chốn, bắt nhân dân phục vụ cho chủ nghĩa, như vậy là sai. Nếu phải chọn một trong hai, nhân dân hay chủ nghĩa, thì hãy chọn nhân dân.

Trần Mai Trung
Tháng 2, 2019

Người thương binh cô đơn

Chiến tranh tàn phá đất nước, tàn phá con người. Một trong những hậu quả xấu xí của chiến tranh là hàng triệu người bị ...